Làm giàu từ cây Hồng không hạt

20:19, 23/04/2020

BHG - Hồng không hạt (HKH) là một sản phẩm đặc trưng (sản phẩm OCOP) của huyện Quản Bạ và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận bảo hộ và Chỉ dẫn địa lý năm 2017. Nhiều hộ dân biết tận dụng đất vườn của gia đình nhân rộng cây HKH để nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu và góp phần phát huy giá trị, nâng tầm thương hiệu sản phẩm của huyện nhà. Trong đó, phải kể đến gia đình anh Vương Trung Hùng (sinh năm 1974), dân tộc Nùng, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cây HKH địa phương.

Anh Vương Trung Hùng, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) kiểm tra vườn Hồng không hạt.
Anh Vương Trung Hùng, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) kiểm tra vườn Hồng không hạt.

Theo lời kể của người dân, cây HKH đã có từ rất lâu, ở thôn Phín Ủng còn 3 cây HKH cổ đã hơn 200 năm tuổi. Loài cây này phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và cho năng suất khá cao, quả lại ngon, giòn, ngọt… anh Hùng đã bàn bạc với gia đình chuyển đổi từ trồng cây ngô, cây lúa sang trồng cây ăn quả. Anh Hùng cho biết: “Với mục đích đưa HKH đến với nhiều thực khách cũng như nhằm nâng cao nguồn thu nhập; năm 1996, gia đình tôi bắt đầu trồng 30 cây và chăm sóc cây Hồng tổ. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên cây không sai quả. Nhận thấy loài quả này được nhiều người ưa thích, anh đã chủ động tìm hiểu qua sách, báo, tivi và nhờ sự hướng dẫn của các cán bộ nông nghiệp với mong muốn nâng cao chất lượng HKH. Đến nay, gia đình đã mở rộng được hơn 1,8 ha, với 240 cây gốc, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc nên cây sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinhh tế cao. Trung bình mỗi năm thu được 40 tấn quả”. Đồng thời, anh Hùng còn nghiên cứu cắt rễ ươm giống cây HKH, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 500 - 600 cây giống cho người dân địa phương. Không chỉ vậy, anh Hùng còn chăn nuôi thêm 40 con lợn và 1 ao cá, nhằm tạo thêm nguồn thu nhập và việc làm cho nhiều lao động trong thôn.

Cùng chúng tôi đến thăm vườn HKH của gia đình anh Hùng, đồng chí Lê Thanh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận, cho biết: Khác với HKH ở các địa phương khác, HKH ở Nghĩa Thuận quả nhỏ, khi ngâm không bị rụng cuống, vỏ giòn, bóc ra nhiều bột cát, giòn, vị ngọt thanh. Năm 2017, sản phẩm HKH ở Quản Bạ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận bảo hộ và Chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, cây HKH hay bị sâu đục thân, mưa nhiều quả dễ bị rụng, khô đầu cành vào tháng 4,…Những năm qua, chính quyền địa phương và các hộ đã thử nghiệm nhiều giải pháp, phối hợp với các nhà nghiên cứu đến thí điểm phòng, chống các dịch bệnh từ cây HKH, nhưng vẫn chưa có hiệu quả lâu dài”.

Đồng chí Lê Thanh Chiến cho biết thêm: “Không chỉ là một tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, anh Hùng thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ vốn cũng như cây giống cho nhiều hộ nghèo trong thôn, xã. Góp phần giúp thôn Phín Ủng có 80/115 hộ dân trồng từ 20 cây HKH trở lên, nâng cao thu nhập…Bằng ý chí quyết tâm, sự chăm chỉ, sáng tạo, nhiều năm qua, anh và gia đình đã vinh dự được nhận Giấy khen, Bằng khen của các cấp trong phong trào thi đua, lao động sản xuất giỏi”.

Bài, ảnh: Hoàng Hà  - Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Siết chặt quản lý thị trường vùng dịch

BHG - Dịch Covid-19 xuất hiện tại huyện nghèo Đồng Văn khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn; các hoạt động thương mại, dịch vụ vốn ồn ào, náo nhiệt nay ngưng trệ. Quyết tâm không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá, các lực lượng chức năng, nòng cốt là Đội quản lý thị trường (QLTT) số 6 tăng cường quản lý thị trường, giúp nhân dân yên tâm chống dịch.

 

23/04/2020
Trao "cần câu" cho người nghèo miền Tây Xín Mần

BHG - Huyện biên giới Xín Mần, đời sống KT - XH còn gặp rất nghiều khó khăn, nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của bà con rất lớn. Với mục tiêu để không một ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua Agribank Chi nhánh huyện Xín Mần đã trở thành người bạn đồng hành mang đến "cần câu" giúp bà con ở địa bàn miền Tây này thoát nghèo.

 

23/04/2020
Người "vác tù và" làm kinh tế giỏi ở Giàn Thượng

BHG - Anh Đặng Văn Phong không chỉ được đồng bào Dao, Tày, Nùng biết đến là một người làm kinh tế giỏi, mà còn là người duy nhất trong thôn kiêm nhiệm nhiều chức danh chủ chốt nhất. Anh Phong vừa là Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) toàn thôn Giàn Thượng, xã Tiên Kiều (Bắc Quang).

 

23/04/2020
Tây Côn Lĩnh vào vụ chè Shan tuyết

BHG - Tháng 4 với những cơn mưa Xuân cũng là thời điểm của những lứa chè đầu tiên trong năm. Trên những sườn núi đầy sương mây của dải Tây Côn Lĩnh là những gốc chè Shan tuyết cổ thụ. Hơi ấm mùa Xuân, độ ẩm của những làn sương khiến cho các mầm chè bật nở, xòe những lá xanh non mơn mởn.

23/04/2020