Hiệu quả những mô hình sản xuất nông nghiệp ở Quản Bạ

08:20, 13/03/2020

BHG - Là huyện miền núi xuất phát điểm KT-XH thấp, trong những năm gần đây, chính quyền và nhân dân huyện Quản Bạ đã nỗ lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa; cùng đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người dân.

Mô hình trồng rau trong nhà màng của hộ ông Viên Thượng Bảo, tổ 4, thị trấn Tam Sơn.
Mô hình trồng rau trong nhà màng của hộ ông Viên Thượng Bảo, tổ 4, thị trấn Tam Sơn.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; lĩnh vực nông, lâm nghiệp của huyện có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết đề ra. Trên địa bàn huyện đã thực hiện được nhiều mô hình sản xuất mới về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Trên cơ sở phát triển các cây, con chủ lực có giá trị kinh tế cao của địa phương là 3 cây “Hồng không hạt, dược liệu, rau hoa” và 2 con “Bò, ong” để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường. Phấn đấu nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp/ha đất canh tác đạt 58 triệu đồng, đưa tỷ trọng chăn nuôi/giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 36 %.

Đến thăm mô hình trồng rau trong nhà màng của hộ ông Viên Thượng Bảo, tổ 4, thị trấn Tam Sơn và được ông chia sẻ: “Mấy năm gần đây, nhà tôi bắt đầu trồng rau trong nhà màng, diện tích 1.000 m2; theo vận động của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mô hình cho hiệu quả kinh tế khá tốt. Trồng rau trong nhà màng có ưu điểm là chống được sương muối, hạn chế dập nát do mưa to đối với rau ăn lá và hạn chế sâu bệnh hại, điều tiết được độ ẩm, nên rau có chất lượng tốt. Một năm, nhà tôi trồng được 3 vụ rau, gồm: Cải ngọt, bắp cải, su hào, đu đủ,… cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm; nếu trước đây, tôi chỉ trồng rau đơn thuần trong vườn nên thu nhập không được cao như vậy”. Giống như ông Bảo, nhiều nông dân khác đã đầu tư trồng rau trong nhà màng cho thu nhập cao; hiện, tổng diện tích nhà màng toàn huyện lên tới trên 6 ha.

Bên cạnh đó, phát triển cây dược liệu cũng đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân; đến nay, toàn huyện có trên 2.900 ha dược liệu, gồm: Thảo quả, Hương thảo, Ấu tẩu, Gừng, Nghệ… Trong đó, tổng diện tích Thảo quả có trên 2.000 ha, đây là nguồn thu lớn cho các hộ dân; tổng thu từ cây Thảo quả trong năm 2019 trên 70 tỷ đồng. Cây Hồng không hạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cũng là loại cây được người dân tập trung phát triển với diện tích 200 ha. Một mô hình hiệu quả nữa là trồng hoa Hồng tại xã Quyết Tiến và thị trấn Tam Sơn với tổng diện tích trên 20 ha. Theo tính toán của người trồng hoa, cây hoa Hồng trồng sau 5 tháng sẽ cho thu hoạch; trồng 1 lần, cho thu trên 10 năm; 1 ha cho thu nhập khoảng 1 – 1,5 tỷ/năm. Bên cạnh đó, bà con còn chuyển đổi sang thâm canh lúa thuần chất lượng cao, như: J02 và ĐS3 ở các xã Quản Bạ, Tùng Vài, Tam Sơn, Quyết Tiến, Đông Hà cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về lĩnh vực chăn nuôi, huyện định hướng cho người dân tập trung vào sản phẩm mật ong có giá trị kinh tế cao, như: Mật ong Bạc hà, mật ong hoa rừng… phát triển tổng đàn ong lên đến 5.000 tổ. Trung bình các hộ nuôi khoảng 20 đàn ong và có thể thu về 100 lít mật; thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm. Các hộ nuôi bò vàng vùng cao với quy mô lớn từ 10 – 20 con ngày càng tăng, nhờ thực hiện tốt công tác thụ tinh nhân tạo, cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò, đẩy mạnh phát triển diện tích cỏ lên 3.000 ha phục vụ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn bò của huyện đạt trên 16.000 con, góp phần giúp nhiều hộ khá giả nhờ chăn nuôi bò.        

Có thể nói, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và chung sức của người dân; phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Quản Bạ đã, đang có những bước chuyển đáng ghi nhận. Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ, Phạm Ngọc Pha cho biết: Các mô hình sản xuất nông nghiệp với nhiều giống cây trồng mới, cách thức tổ chức sản xuất mới đang chứng minh hiệu quả và cho thấy triển vọng; các mô hình này đang được mở rộng và đóng góp không nhỏ vào thay đổi diện mạo nông nghiệp của huyện.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ký hợp đồng cho thuê đất thực hiện Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang

BHG - Sáng 12.3.2020, tại trụ sở Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Giang đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng cho thuê đất giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang và Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Hà Giang phục vụ dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa thuộc Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang. Dự buổi lễ có ông Hoàng A Chinh – Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; ông Lã Minh Nam – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Hà Giang.

 

12/03/2020
Bắc Mê - Nhiều hộ thoát nghèo nhờ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

BHG - Với nguồn hỗ trợ từ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều người dân ở huyện Bắc Mê đã xây dựng các mô hình kinh tế gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập. Qua đó, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có thêm cơ hội thoát nghèo bền vững.

 

12/03/2020
Hạnh phúc gia đình, động lực phát triển ở Bắc Quang

BHG - "Gia đình phải là tổ ấm, hạnh phúc, trở thành "pháo đài" phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và là "tế bào" thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước". Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt này của cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong công cuộc xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước trên địa bàn huyện.

 

12/03/2020
Nỗ lực vượt khó để tăng trưởng công nghiệp, thương mại

BHG - Năm 2020, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng của dịch Covid - 19, ngành Công thương tỉnh ta đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đột phá và làm tốt công tác chỉ đạo điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại nhằm tạo chuyển biến tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực.

 

12/03/2020