Hà Giang

"Chìa khóa" mở cửa thị trường

09:18, 03/02/2020

Xuân 2020 - Nhằm tiếp cận thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh, ngành Công thương luôn quan tâm, chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại và các hoạt động kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm.

Các đồng chí lãnh đạo T.Ư, tỉnh ấn nút khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang
Các đồng chí lãnh đạo T.Ư, tỉnh ấn nút khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang.

Cam Sành, chè Shan tuyết, Hồng không hạt, Thảo quả, gạo chất lượng cao, mật ong Bạc hà, dược liệu… là những đặc sản của tỉnh luôn được người tiêu dùng tín nhiệm; trong đó, nhiều sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Phát huy thế mạnh này, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP.

Cam Sành là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 7.067,42 ha cam Sành, trong đó có 4.268,2 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chiếm trên 80% diện tích cam cho thu hoạch; năng suất bình quân đạt 115,5tạ/ha; sản lượng ước đạt trên 60.759 tấn. Bên cạnh cây cam, nhiều sản phẩm tiêu biểu của địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sản xuất theo chuỗi giá trị và đang được người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: Chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, gạo chất lượng cao, Thảo quả... Đặc biệt, sản phẩm chè Hà Giang được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, đã có mặt tại các thị trường lớn trong nước và tại 20 quốc gia trên thế giới.

Có sản phẩm chất lượng, nhưng đầu ra cho sản phẩm luôn là “bài toán” khó. Giải “bài toán” này, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Phát hành catalog, tờ rơi, tập gấp địa chỉ giao thương hữu ích bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh – Trung và tuyên truyền trên các các phương tiện truyền thông; cập nhật hình ảnh, thông tin về các sản phẩm tiêu biểu đăng tải trên website Công thương và Bản tin Công thương Hà Giang; thường xuyên tổ chức gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh tại các hội thảo, hội nghị, diễn đàn lớn do T.Ư và tỉnh tổ chức; đưa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia hội nghị kết nối cung - cầu, hội chợ tại các tỉnh, thành phố; kết nối tiêu thụ tại hệ thống phân phối của các siêu thị lớn, như: Vinmart, BigC, CoopMark, Hapro; các chợ đầu mối hoa quả của thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... Các địa phương xây dựng gian trưng bày sản phẩm OCOP và tổ chức các hội nghị xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm nông sản của huyện.

Nằm trong chuỗi các sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại năm 2019, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm cam và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, niên vụ 2019 – 2020 với sự tham dự của đại biểu đến từ các bộ, ngành T.Ư, các doanh nghiệp, nhà phân phối trong cả nước và các hợp tác xã sản xuất. Tại hội nghị này, có 11 biên bản ghi nhớ hợp tác, cam kết tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa Sở Công thương và các HTX sản xuất của tỉnh với các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã khai trương Trung tâm Giới thiệu sản phẩm nông sản - dược liệu tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) nhằm tạo điều kiện thuận lợi, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh với khách du lịch; tổ chức Hội chợ cam và các sản phẩm tiêu biểu với quy mô 40 gian hàng của các doanh nghiệp, HTX và các địa phương; khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang.

Các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kết nối, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm giá trị và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm; từng bước chinh phục người tiêu dùng bằng uy tín và chất lượng. Từ đó, chúng ta kỳ vọng nông sản Hà Giang được tiếp thêm sức mạnh để vươn xa hơn.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành chăn nuôi Xín Mần giữ đà tăng trưởng

Xuân 2020 - Dù đứng trước những biến động khó lường của dịch tả lợn châu Phi, nhưng những con số tăng trưởng ấn tượng của ngành chăn nuôi huyện Xín Mần đã tạo ra niềm tin cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp huyện đang được vận hành một cách hiệu quả. Các cấp, các ngành và bà con nông dân hào hứng với khí thế thi đua làm ăn phát triển kinh tế trên quê hương.

 

31/01/2020
Hướng tới nền nông nghiệp an toàn

Xuân 2020 - Với diện tích đất nông nghiệp trên 68 nghìn ha và trên 90% số hộ nông nghiệp, thời gian qua, huyện Bắc Mê đã xây dựng các chương trình, đề án nông nghiệp chuyên canh tập trung theo vùng, xã trọng điểm gắn với chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững. Theo đó, trong năm qua, ngành Nông nghiệp huyện đã đạt được những kết quả quan trọng gồm: Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.380 tấn

31/01/2020
Cửa hàng Doanh Trang chất lượng, uy tín là số 1

Xuân 2020 - Từ năm 2017 - 2019, thực hiện Đề án một triệu tấn xi măng, huyện Yên Minh đã bê tông hóa được trên 76 km đường giao thông nông thôn, trong đó gần 63 km đường rộng 3,5 m, gần 13,5 km đường rộng 2,5 m. Chất lượng đường được các ngành chuyên môn đánh giá cao. Điều này có sự đóng góp lớn từ Cửa hàng thương mại và dịch vụ tổng hợp Doanh Trang (Cửa hàng Doanh Trang) - nhà cung ứng xi măng cho Đề án triển khai trên địa bàn Yên Minh.

 

31/01/2020
Chăn nuôi theo hướng hàng hóa bứt phá đi lên

Xuân 2020 - Mặc dù là 1 trong 4 huyện vùng Cao nguyên đá có điều kiện thuận lợi về phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chính và quan trọng nhất trong phát triển KT – XH của huyện Yên Minh. Năm 2019 được xem là năm nước rút thực hiện các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2015 – 2020 và thực sự là năm đột phá trong phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa của huyện với nhiều mô chăn nuôi theo hướng gia trại...

31/01/2020