Đồng Văn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất

11:09, 03/01/2020

BHG - Những năm qua, đời sống và thu nhập của người nông dân huyện Đồng Văn ngày càng có nhiều khởi sắc, điều này được thể hiện qua các chỉ số giá trị thu hoạch trên một diện tích đất canh tác đạt 37 triệu đồng/ha, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 6%/năm; bình quân lương thực đạt 355 kg/người/năm; thu nhập bình quân tăng lên 18,1 triệu đồng/người/năm… Kết quả trên ngoài sự nỗ lực của người dân trong chuyển đổi giống, đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, huyện Đồng Văn đã có cơ chế, chương trình hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả rõ rệt.    

 

Nhờ vốn vay hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi, gia đình chị Giàng Xúa Thò, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú đã thoát nghèo.
Nhờ vốn vay hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi, gia đình chị Giàng Xúa Thò, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú đã thoát nghèo.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Nhằm tạo “cú hích” thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển, trên cơ sở những chính sách của tỉnh, huyện đã cụ thể hóa, lồng ghép với các chương trình, dự án hỗ trợ người dân ở một số lĩnh vực theo nhu cầu người dân, tạo sức lan tỏa lớn, cụ thể như: Trong chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) theo chủ trương của tỉnh, huyện đã khảo sát, tiến hành bình chọn bò cái giống đạt tiêu chuẩn tại các hộ chăn nuôi; phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi Phố Bảng tổ chức mở các lớp tập huấn cho cán bộ trạm thú y, cán bộ nông nghiệp và Trưởng ban thú y của các xã, thị trấn về quy trình, kỹ thuật TTNT. Cùng đó là linh hoạt áp dụng kịp thời cơ chế hỗ trợ tiền công cho các dẫn tinh viên, hỗ trợ vật tư thụ tinh cho bò. Nhờ đó, từ năm 2016 - 2019, toàn huyện đã tiến hành TTNT được 3.288 con và trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong TTNT cho đàn bò.

Xuất phát từ thực tế số lượng đàn gia súc của huyện lớn, với trên 75.454 con (không kể xuất bán, giết mổ); diện tích cỏ phục vụ cho chăn nuôi cũng không ngừng tăng lên với 2.300 ha. Diện tích cỏ lớn nhưng người dân chưa có ý thức trong việc chăm sóc, chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn, dẫn đến thiếu nguồn thức ăn vào mùa Đông. Để khắc phục những hạn chế trên, huyện Đồng Văn giao cho đơn vị chức năng, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện chương trình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho gia súc, đảm bảo dự trữ trong thời gian từ 4 - 5 tháng. Cách làm này đã giúp cho các hộ chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn có chất lượng tốt cho gia súc, giảm thiểu tình trạng gia súc chết do đói, rét trong mùa Đông.

Một trong những chương trình hỗ trợ sản xuất là huyện đã ban hành Đề án phát triển cây lê, giai đoạn 2016 – 2020, tiến hành trồng mới 66,6 ha lê tại 8 xã, thị trấn. Với sự chủ động, tích cực triển khai, kết quả đạt được nằm ngoài mong đợi; đến nay, đã trồng được trên 90 ha lê. Ngoài ra, Đồng Văn còn thực hiện một số chương trình hỗ trợ khác như hỗ trợ mở rộng diện tích trồng rau trái vụ; phát triển cây Bạc hà nuôi ong nội; hỗ trợ hộ nghèo mua bò, dê sinh sản…

Ngoài việc phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện ưu tiên, giúp đỡ các hộ nghèo có lao động tham gia các lớp bồi dưỡng, học nghề ngắn hạn để làm việc tại các làng nghề truyền thống, HTX dịch vụ - du lịch tổng hợp để có thêm thu nhập; khuyến khích người dân tham gia vào các nhóm sở thích, tổ dịch vụ sản xuất để cùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi bò vỗ béo, dê, ong nội; tu sửa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị làm dịch vụ nhà nghỉ Homstay; sản xuất, bán quần, áo, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch; qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Chị Giàng Xúa Thò, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú - hộ mới thoát nghèo chia sẻ: Với 2 vợ chồng và 3 người con, dù chịu khó làm ăn nhưng cuộc sống mãi không khá lên được. Từ khi Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng dẫn làm thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh mua bò sinh sản về nuôi; hỗ trợ tiền xây nhà vệ sinh, bó láng nền nhà, gia đình mới có cuộc sống khá hơn. Khác với chị Thò, chị Vương Thị Mai, xã Sà Phìn tham gia vào Tổ thêu dệt thổ cẩm chuyên sản xuất các sản phẩm túi sách, quần, áo bán cho khách du lịch, hàng tháng có thu nhập ổn định từ 3,5 đến 4 triệu đồng/tháng.

Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn khẳng định: Các chương trình hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi đã giúp cho người dân khai thác được tiềm năng, sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác vốn rất ít ỏi trên địa bàn, khai thác được thế mạnh chăn nuôi đại gia súc. Cùng với đó, người dân đã nâng cao ý thức mở rộng diện tích cây trồng vụ Đông, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp; được tiếp cận và biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; sử dụng đồng vốn vay hợp lý… Từng bước nâng cao chất lượng, sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm nông nghiệp do họ làm ra, góp phần đẩy mạnh phát triển KT - XH trên địa bàn.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dấu ấn ngành Công thương

BHG - Năm 2019 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020. Được sự ủng hộ của các bộ, ban ngành T.Ư, cùng sự lãnh, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; đã có 39/44 chỉ tiêu phát triển KT – XH đạt và vượt kế hoạch. 

31/12/2019
Điểm nhấn từ Chương trình "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm"

BHG - Trên 60.000 lao động (LĐ) được giải quyết việc làm; 11.000 người đi xuất khẩu LĐ và làm việc ngoài tỉnh. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề (ĐTN) cho 22.525 người; chất lượng LĐ không ngừng được nâng lên, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% (năm 2015) lên 52,6% (năm 2019), trong đó qua ĐTN từ 37,1% lên 42,8%... Đây là những con số ấn tượng, thể hiện sự lãnh, chỉ đạo với giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành nhằm cụ thể hóa 1 trong 5 chương trình trọng tâm mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

 

31/12/2019
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2019

BHG - Chiều 31.12, Bộ tài chính đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để động viên khóa sổ thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2019. Các đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính Phủ; Đinh Tiến Dũng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

31/12/2019
"Mở cửa" tái cơ cấu kinh tế

BHG - Ngày 7.8.2018, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 17 về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2030. Nghị quyết đã chỉ rõ 6 nút thắt, xác định 3 mục tiêu, 9 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Sau hơn một năm triển khai, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đã nỗ lực nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bằng những đề án, chương trình, kế hoạch để "mở cửa" tái cơ cấu nền kinh tế.

 

31/12/2019