Bức tranh nông nghiệp Quang Bình

09:31, 22/01/2020

Xuân 2020 - Sau một chặng đường nỗ lực tìm hướng phát triển trồng trọt, với 4 cây trồng chủ đạo, gồm: Lúa, chè, cam và dược liệu; hiện nay,  huyện Quang Bình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 500 ha, cả 2 vụ Xuân và vụ Mùa, cung ứng khoảng 3.000 tấn lúa nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gạo, giá trị sản phẩm đạt trên 20 tỷ đồng/năm. Nối tiếp “bức tranh” tươi sáng đó, với tổng diện tích chè chăm sóc theo hướng VietGAP 1.189 ha và 300 ha chè hữu cơ cho sản lượng búp tươi hàng năm 12.000 tấn, giá trị kinh tế đạt 96 - 120 tỷ đồng/năm. Cùng với danh tiếng chè Shan tuyết, trên địa bàn huyện có 30 tổ sản xuất cam VietGAP tại 7 xã, diện tích 1.119,9 ha, cho thu hoạch hơn 13.000 tấn quả, đem về cho người nông dân 300 tỷ đồng/năm. Cũng nhờ định hướng phát triển dược liệu dưới tán rừng, diện tích Thảo quả không ngừng tăng lên gần 800 ha.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện tham quan mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện sông Chừng    Ảnh: Duy Tuấn
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện tham quan mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện sông Chừng Ảnh: Duy Tuấn

Song song với việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc thù, chủ lực, huyện Quang Bình đã chủ động ban hành cơ chế, chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bằng sự nhạy bén, năng động, cởi mở, đến nay, huyện có 4 cơ sở chế biến chè, 2 cơ sở chế biến lúa gạo, 3 HTX sản xuất cam Sành, 1 nhóm sở thích trồng Thảo quả. Trên cùng một diện tích canh tác, thông qua mối liên kết với doanh nghiệp, HTX, nông dân tiết kiệm được công lao động, hình thành các khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Nhờ đó, giá trị sản phẩm thu hoạch trên đất canh tác hàng năm đạt 66,9 triệu/ha; các mặt hàng nông sản ngày càng nâng tầm uy tín, được người tiêu dùng trên cả nước biết đến.

 
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra vườn trồng cam Sành mẫu tại xã Tiên Yên.
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra vườn trồng cam Sành mẫu tại xã Tiên Yên.

Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi cũng từng bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại; người dân tích cực thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo để cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò; tỷ trọng chăn nuôi đạt 40% giá trị ngành Nông nghiệp. Năm nay, Đề án “Phát triển nghề nuôi cá lồng và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch lòng hồ thủy điện sông Chừng”, giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030 bắt đầu triển khai, được kỳ vọng tạo ra những “đột phá” mới trong nông nghiệp.

Giám đốc HTX Minh Quang Phùn Sùn Chòi (đầu tiên bên phải), giới thiệu sản phẩm chè.
Giám đốc HTX Minh Quang Phùn Sùn Chòi (đầu tiên bên phải), giới thiệu sản phẩm chè.

Trên đà thắng lợi, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện xây dựng được 12 nhãn hiệu cho 32 sản phẩm hàng hóa thuộc 2 ngành hàng. Trong đó, phải kể đến Bánh đa sợi khô Yên Thành, gạo tẻ chất lượng cao, chè Shan tuyết chất lượng cao Minh Quang…

Những ngày giáp Tết, trên cánh đồng dồn điền đổi thửa, bà con nô nức ra đồng cày ải, kiểm tra mặt ruộng, chuẩn bị cấy lúa, gieo nên mùa no ấm, bội thu. Ở những vùng trồng cam Sành, người người, nhà nhà bận rộn thu hái quả, đưa thứ quà đặc sản đến mọi miền đất nước. Bất cứ nơi đâu, không khí thi đua lao động sản xuất, làm chủ công nghệ của người dân vô cùng hối hả, vui tươi mang đến niềm tin, hi vọng trong mùa Xuân mới.

Bài, ảnh: HẠ HÒA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảm bảo "huyết mạch" giao thông

Xuân 2020 - Giao thông (GT) là "mạch máu" của nền kinh tế; muốn phát triển kinh tế, GT luôn phải đi trước một bước. Vì thế, cuộc trò chuyện đầu năm mới của chúng tôi với lãnh đạo ngành Giao thông - Vận tải (GT-VT) đều xoay quanh những câu chuyện về đường sá, những nỗi trăn trở về vấn đề đảm bảo GT thông suốt.

 

21/01/2020
Agribank Hà Giang khai trương điểm giao dịch ngân hàng tự động Autobank

BHG - Nhằm đơn giản hóa các thủ tục giao dịch, giảm các thao tác thủ công, tăng khả năng nhận diện khách hàng, dần thay thế hình thức phòng giao dịch truyền thống, ngày 22.1, tại thành phố Hà Giang, Agribank Hà Giang khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch ngân hàng tự động (Autobank). Đến dự có lãnh đạo các đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Giang, Sở VHTT&DL, Điện lực tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

 

20/01/2020
Tô thắm đất trời biên cương

Xuân 2020 - Đón Xuân Canh Tý, những con đường bê tông được tạo ra từ sự chung sức, đồng lòng của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) mang ý nghĩa như con đường "Hạnh phúc" mới. Diện mạo nông thôn Mèo Vạc đổi thay như đang góp thêm nhành Xuân, tô thắm đất trời biên cương.

20/01/2020
Cuộc sống mới từ Nông thôn mới

Xuân 2020 - Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), cuộc sống của người dân nơi cực Bắc Tổ quốc đã khoác lên mình "chiếc áo mới"; đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên, đặc biệt NTM tạo ra nhiều sinh kế giúp người dân vươn lên thoát nghèo. 

19/01/2020