Hà Giang

Bằng Lang - xã điểm phát triển kinh tế

08:24, 03/01/2020

BHG - Từ khi cán đích Nông thôn mới, vùng đất giàu nội lực Bằng Lang đã vươn lên trở thành “đầu tàu” trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Quang Bình. Mừng đất nước vào Xuân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích dâng lên Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Ngoài nuôi 10 con trâu, ông Ngô Thành Đồng, thôn Thượng Bằng, xã Bằng Lang còn nuôi ngựa để phát triển kinh tế.
Ngoài nuôi 10 con trâu, ông Ngô Thành Đồng, thôn Thượng Bằng, xã Bằng Lang còn nuôi ngựa để phát triển kinh tế.

Cũng như các xã khác ở Quang Bình, thu nhập của người dân Bằng Lang phụ thuộc chủ yếu vào chăn nuôi, trồng trọt. Gần 5 năm trước, phương thức canh tác của bà con vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa tạo được sự đột phá. Trước những khó khăn, thách thức, xã đã định hướng cho nhân dân thay đổi cách nghĩ, cách làm để nâng cao tiêu chí thu nhập, cải thiện đời sống. Kể từ khi thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa; áp dụng mạ khay, máy cấy và sử dụng một giống lúa chất lượng cao trên những cánh đồng mẫu lớn; năng suất lúa đã tăng lên 59,2 tạ/ha. Sản lượng lúa không chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân, mà còn được bán ra thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong chăn nuôi, Bằng Lang là xã đầu tiên trong huyện thực hiện thí điểm chương trình thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò để nâng tầm vóc đàn đại gia súc. Với các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 209, 86 của HĐND tỉnh gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; người dân đã đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Hiện, tổng đàn trâu là 2.566 con; đàn lợn trên 5.000 con; đàn gia cầm gần 85.000 con; tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên 37,6%. Để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, các hộ đã chú trọng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Anh Hoàng Mạnh Hùng, chủ trang trại Quê Hương, thôn Thượng Bằng cho hay: “Năm 2016, tôi bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi lên 20 con lợn rừng sinh sản; dần phát triển đàn lên 40 - 50 con. Để đa dạng các vật nuôi, tôi lên huyện Mèo Vạc tìm mua giống chó bản địa về nuôi, đây là giống chó cộc đuôi rất quý và giá thành cao. Thời điểm này, giá bán lợn rừng đạt trên 170 nghìn đồng/kg; chó cộc đuôi khoảng 10 triệu đồng/con; lợi nhuận tôi thu được gần 200 triệu đồng/năm. Theo tôi trong chăn nuôi, phòng bệnh là chính và phải thường xuyên phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát”.

Cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, xã còn tuyên truyền cho nhân dân cải tạo vườn, đồi tạp sang trồng rừng. Với 850 ha rừng trồng các loại cây: Keo, mỡ, xoan, quế đã tạo vùng nguyên liệu cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Nhờ sự năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, toàn xã hiện có 4 HTX nông nghiệp, 1 tổ dịch vụ mạ khay, máy cấy, 3 cơ sở chế biến ván bóc đã giải quyết phần nào việc làm cho lao động nông thôn. Từ nền nông nghiệp lạc hậu, nay các sản phẩm nông sản của xã hết sức đa dạng, phong phú, có sức cạnh tranh cao và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Đồng chí Vũ Mạnh Tiềm, Chủ tịch UBND xã Bằng Lang phấn khởi cho biết: “Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cùng nghị lực vượt khó của người dân; bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 31 triệu đồng. Chưa bằng lòng với những kết quả đạt được, bước sang năm mới, xã tiếp tục thực hiện tái cơ cấu từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi theo tiềm năng mỗi vùng để xây dựng các sản phẩm chủ lực;  đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2019

BHG - Chiều 31.12, Bộ tài chính đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để động viên khóa sổ thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2019. Các đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính Phủ; Đinh Tiến Dũng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

31/12/2019
Điểm nhấn từ Chương trình "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm"

BHG - Trên 60.000 lao động (LĐ) được giải quyết việc làm; 11.000 người đi xuất khẩu LĐ và làm việc ngoài tỉnh. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề (ĐTN) cho 22.525 người; chất lượng LĐ không ngừng được nâng lên, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% (năm 2015) lên 52,6% (năm 2019), trong đó qua ĐTN từ 37,1% lên 42,8%... Đây là những con số ấn tượng, thể hiện sự lãnh, chỉ đạo với giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành nhằm cụ thể hóa 1 trong 5 chương trình trọng tâm mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

 

31/12/2019
Dấu ấn ngành Công thương

BHG - Năm 2019 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020. Được sự ủng hộ của các bộ, ban ngành T.Ư, cùng sự lãnh, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; đã có 39/44 chỉ tiêu phát triển KT – XH đạt và vượt kế hoạch. 

31/12/2019
"Mở cửa" tái cơ cấu kinh tế

BHG - Ngày 7.8.2018, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 17 về Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2030. Nghị quyết đã chỉ rõ 6 nút thắt, xác định 3 mục tiêu, 9 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Sau hơn một năm triển khai, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đã nỗ lực nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bằng những đề án, chương trình, kế hoạch để "mở cửa" tái cơ cấu nền kinh tế.

 

31/12/2019