Công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

17:34, 20/12/2019

BHG - Chiều 20.12, UBND tỉnh tổ chức công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực UBND các huyện, thành phố…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến trao Giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến trao Giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là một trong những giải pháp, nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trọng tâm chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và hợp tác xã thực hiện. Trong đó, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi chính là ưu điểm nổi bật mà sản phẩm OCOP đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vàng Seo Cón trao Giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP được xếp hạng
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vàng Seo Cón trao Giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP được xếp hạng.

Qua kết quả chấm điểm của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả chấm điểm cho 71 sản phẩm của 43 chủ thể tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019. Trong đó, xếp hạng cho 69 sản phẩm của 43 chủ thể đạt từ 50 điểm trở lên, gồm 21 sản phẩm xếp hạng 4 sao; 48 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Đặc biệt, có 2 sản phẩm đạt 90 điểm trở lên được cơ quan chuyên môn đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, phân hạng cấp quốc gia, gồm: Trà xanh, Hồng trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (xã Thông Nguyên – Hoàng Su Phì).

Tin, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Vị Xuyên

BHG - Những năm qua, nhờ có các chính sách ưu đãi của Trung ương và địa phương, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 209 và Nghị quyết 86, nay là Nghị quyết 29 của HĐND tỉnh, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã mang lại những hiệu quả rõ nét, tạo đòn bẩy vững chắc, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người dân tại địa phương.

 

20/12/2019
Những nông dân triệu phú xã Vĩnh Hảo

BHG - Dưới nắng Đông ấm áp, những vườn cam trĩu quả, trải rộng khắp các sườn đồi thêm sáng sắc vàng tươi đầy mê hoặc. Qua thời gian, cam Sành đã khẳng định vị thế cây trồng thế mạnh giúp nhiều nông dân của xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) trở thành triệu phú. Phía sau sự sung túc ấy là bao nỗ lực của họ trong công cuộc làm giàu chính đáng và góp sức xây dựng Nông thôn mới (NTM).

 

20/12/2019
Bắc Quang có trên 370 ha cây dược liệu

BHG - Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bắc Quang đang thực hiện duy trì, chăm sóc, khai thác sử dụng 376,2 ha cây dược liệu. Bao gồm các loại cây ưu tiên phát triển của huyện như lá Khôi, Thảo quả, Ba kích, Hà thủ ô, Tam thất và một số cây dược liệu khác, như: Nghệ, Sâm ngọt, Hoàng tinh, Viễn chi…

 

19/12/2019
Hiệu quả mô hình trồng nấm Sò ở xã Ngọc Đường

BHG - "Kỹ thuật đơn giản, thu hoạch sớm, chi phí nguyên liệu thấp mà giá bán lại cao; cung không đủ cầu…" đó là nhận xét của nhiều thanh niên ở xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) khi trao đổi về mô hình trồng nấm Sò. Nấm Sò được xem là một loại thực phẩm rau sạch, "thịt sạch" giàu dinh dưỡng, chất khoáng, protein, vitamin có thể thay thế thịt, cá và là nguồn dược liệu quý. Nguyên liệu để sản xuất nấm có trong các phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục… 

19/12/2019