Hà Giang

Bắc Quang sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu

23:37, 25/12/2019

BHG - Từng bước đưa sản xuất nông, lâm nghiệp tại 23 xã, thị trấn đi vào chiều sâu; nhằm tạo ra các chuỗi giá trị là kết quả đạt được của huyện Bắc Quang trong năm 2019.

Những vườn cam Sành trĩu quả mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Bắc Quang.
Những vườn cam Sành trĩu quả mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Bắc Quang.

Nhận thấy lợi thế về sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện có nhiều sản phẩm đặc sắc để cạnh tranh trong phát triển sản xuất hàng hoá chất lượng cao như: Cam Sành, chè Shan tuyết hữu cơ, gạo Nếp cái hoa vàng, Nếp cẩm truyền thống, cây dược liệu đặc hữu và chăn nuôi đại gia súc, thủy sản đều có thế mạnh hiếm nơi nào có được. Bên cạnh đó, Bắc Quang còn có mối liên kết với 29 doanh nghiệp, cùng rất nhiều các HTX đã, đang có liên doanh, liên kết với nhà nông trên địa bàn được xem là “Thiên thời, địa lợi và nhân hoà” để Bắc Quang từng bước đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá đi vào chiều sâu; tạo ra chuỗi giá trị cho các sản phẩm làm ra ngày một bền vững.

Ngay từ đầu năm 2019, Bắc Quang đã lựa chọn liên kết sản xuất tập trung vào các cây, con mũi nhọn. Trong đó, đối với cây chè, mở rộng hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi với Công ty TNHH Trà Hoàng Long đứng chân tại xã Hùng An và điểm đầu tư mới tại xã Tân Lập. Các liên kết dựa trên cơ sở, Công ty Trà Hoàng Long đầu tư hỗ trợ người nông dân trồng chè phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo dược và thu mua lại 100% sản phẩm chè búp tươi cho nhà nông tại các địa bàn đã ký cam kết. Những cam kết liên kết trên được người dân các xã: Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy, Tân Lập tập trung chăm bón cây chè của chính gia đình họ theo đúng quy trình kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng búp chè tươi nguyên liệu. Công ty Trà Hoàng Long phối, kết hợp cùng cán bộ khuyến nông huyện Bắc Quang và khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám dân, cầm tay chỉ việc giúp người nông dân chăm bón, thu hái theo quy trình. Việc chuyển giao kỹ thuật trên đã giúp người trồng chè tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật chăm bón, thu hái sản phẩm chè búp tươi an toàn phục vụ chế biến, xuất khẩu. Sau gần một năm triển khai thực hiện, Công ty Trà Hoàng Long đã cung cấp hàng chục tấn vật tư, phân bón sinh học cho người trồng chè. Cũng nhờ đó, Công ty đã thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng trăm tấn chè thành phẩm có xuất xứ từ chè Shan tuyết đặc sản Bắc Quang ra thị trường tiêu dùng trong, ngoài nước. Nhiều sản phẩm trà chế biến từ chè Shan tuyết Bắc Quang đã đạt danh hiệu sản phẩm chè hữu cơ OCOP cấp tỉnh được nhiều khách hàng tin dùng, tìm mua trong các dịp lễ, hội của cả nước. Hiện nay, Công ty tiếp tục cam kết mở rộng các mối liên kết đầu tư cùng người làm chè trên địa bàn huyện để tăng cường năng lực chế biến, xuất khẩu trà sang các nước trong khu vực và thế giới trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện đang bùng nổ. Báo cáo tổng kết năm 2019, ngành sản xuất chè của Bắc Quang đạt tổng sản lượng trên 8.845 tấn; trong đó, có gần 400 ha chè thuộc 2 xã Tập Lập và Tân Thành đạt tiêu chuẩn hữu cơ được khách hàng ưa chuộng đặc biệt.

Trong năm 2019, Bắc Quang tiếp tục mở rộng các mối liên kết với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương. Thực hiện quy hoạch vùng trọng điểm trồng cam, quýt, bưởi đặc sản tại các xã: Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều để tạo ra vùng cây ăn quả chất lượng cao. UBND huyện Bắc Quang đã có chính sách hỗ trợ người dân vùng cam Sành trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đạt chuẩn sản phẩm OCOP. Tính đến hết tháng 12.2019, Bắc Quang đã có 2.876/5.110 ha cam trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP, chiếm gần ½ diện tích cam đang cho thu hoạch. Nhờ các giải pháp thâm canh trồng cam an toàn mà vụ thu hoạch cam của huyện Bắc Quang năm nay thu được lợi ích kép. Giá bán cam trên thị trường hiện đang dao động từ 10 – 12 ngàn đồng/kg, cao hơn cùng kỳ từ 3 – 5 ngàn đồng. Và mừng hơn là người trồng cam năm nay bán được và bán khá nhanh gọn khi mùa cam chín. Báo cáo của UBND huyện Bắc Quang cho biết, vụ cam năm 2019, nông dân Bắc Quang cung cấp cho thị trường tiêu dùng khoảng 57.000 tấn sản phẩm chất lượng tốt. Những ngày cuối năm này, các siêu thị lớn trong nước đã có nhiều chuyến khảo sát, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trồng cam ở huyện Bắc Quang; UBND huyện Bắc Quang đang hướng tới xuất khẩu cam Sành đạt chuẩn OCOP ra các nước trong khu vực và thế giới. Sản xuất nông nghiệp năm 2019 ở Bắc Quang còn cung cấp cho người tiêu dùng trên 55.900 tấn lương thực, gạo đặc sản J02, Tám thơm, Nếp cẩm được sản xuất tại 141 cánh đồng mẫu lớn đạt OCOP đã đến bàn ăn mỗi nhà. Ngành Lâm nghiệp đã cung cấp cho thị trường chế biến, xuất khẩu trên 66.000 m3 gỗ từ rừng trồng chất lượng tốt có nguồn gốc CFC; lâm nghiệp đã, đang trở thành ngành sản xuất lợi thế tại Bắc Quang vốn được thiên nhiên ưu đãi màu mỡ, lại gặp thiên thời...!

Đối với mục tiêu phát triển chăn nuôi đại gia súc, hết năm 2019 tổng đàn gia súc của huyện đạt trên 109.917 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt gần 10.000 tấn, đạt mục tiêu năm 2019 đề ra. Ngoài đầu tư tập trung, Bắc Quang còn thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò để tạo ra đàn gia súc bố mẹ chất lượng tốt; từ đó, đưa chăn nuôi đại gia súc của Bắc Quang phát triển cả bề rộng, chiều sâu ngay từ mỗi gia đình, mỗi trang trại, gia trại. Áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi về vốn cho vay, từ việc cải tạo rừng, vườn tạp để xây dựng gia trại, trang trại và chính sách ưu tiên khuyến nông, thú y phục vụ chăn nuôi đại gia súc lớn. Làm từng việc, cải tạo từng bước, đầu tư trọng tâm, trọng điểm đã giúp chăn nuôi của Bắc Quang vượt lên dịch bệnh và thành công ngoài mong đợi, phát triển vững chắc. Kế theo đó, năm 2019 Bắc Quang còn phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên sông Lô, sông Chảy và hồ Thuỷ điện Sông Lô 4... Đã có nhiều HTX, hộ gia đình tập trung làm lồng, liên kết nhau lại phát triển nuôi cá đặc sản trên sông, hồ thành công; tạo ra nhiều sản phẩm mới trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Từng bước, đưa chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính trong sản xuất nông nghiệp. Quyết tâm, thực hiện thành công Chương trình nửa triệu con trâu, bò có chất lượng tốt mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Cũng thông qua các mối liên kết, sẽ tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KHKT về chăn nuôi cho người nông dân. Và dần hướng người nông dân thành các “cán bộ nông dân nông nghiệp” có kiến thức, biết làm ăn khoa học, được tiếp cận thị trường để họ tự chủ vươn lên trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Bắc Quang là vùng khí hậu ôn hoà, đất đai rộng lớn, có rất nhiều cây dược liệu; UBND huyện Bắc Quang cho phép Công ty Dược Bông Sen Vàng Chi nhánh Hà Giang liên kết với nông dân các xã: Tiên Kiều, Hùng An trồng, chăm sóc, thu hái và Công ty bao tiêu sản phẩm dược liệu làm ra. Phát triển dược liệu theo mô hình liên kết với nông dân hiện nay còn phát triển tại xã vùng 3 Đức Xuân. Rất nhiều hy vọng, triển vọng trong các mối liên kết sản xuất đã, đang đi vào chiều sâu tại Bắc Quang trong năm 2019 đã thành công. Cuối năm nay, UBND huyện Bắc Quang tiếp tục thúc đẩy các mối liên doanh, liên kết chuyển giao KHKT của một số công ty, doanh nghiệp trong các hợp tác về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn trên địa bàn toàn huyện phát triển trong năm tới đi vào sản xuất theo chuỗi giá trị.

Trao đổi về hướng phát triển năm 2020, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang, Trần Văn Hoà cho biết: Bắc Quang coi năm 2019, là năm thu hút mạnh các công ty, doanh nghiệp, HTX liên kết cùng nhà nông để phát triển nhanh, bền vững. Xu thế phát triển nông, lâm nghiệp năm 2020 sẽ được Thường trực 3 bên huyện Bắc Quang làm hết trách nhiệm để tạo thuận lợi nhất giúp các công ty, doanh nghiệp, HTX cùng nhà nông phát triển thịnh vượng.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cấp điện ổn định, an toàn phục vụ Đại hội Đảng các cấp

BHG - Điện lực thành phố Hà Giang trực thuộc Công ty Điện lực Hà Giang, với 104 CBCNV - NLĐ; quản lý 28 trạm biến áp, 395 km đường dây trung áp và 435 km đường dây hạ áp; quản lý bán điện cho hơn 30.000 khách hàng của 8 xã, phường thuộc thành phố và 14 xã thuộc huyện Vị Xuyên. Năm 2019, được sự chỉ đạo sát sao của Công ty Điện lực Hà Giang... 

25/12/2019
Thoát nghèo nhờ nuôi lợn giống bản địa

BHG - Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực và ý chí vươn lên, anh Phàn Văn Giang (sinh 1990) dân tộc Dao, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã trở thành chủ mô hình nuôi lợn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, từ khi lấy vợ, sinh con; cuộc sống của gia đình anh Giang chỉ trông vào diện tích ruộng, nương ít ỏi nên gặp rất nhiều thiếu thốn. Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo...

25/12/2019
Hoàng Su Phì phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

BHG - Đến thời điểm này, huyện Hoàng Su Phì có 3 loại cây trồng được coi là thế mạnh, gồm: Chè, Thảo quả và cây ăn quả, mỗi năm mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho người nông dân, nhưng do đặc thù địa lý, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng mà những cây trồng này chỉ được trồng tại một số xã nhất định như: Chè ở Thông Nguyên, Nậm Ty, Túng Sán…; Thảo quả ở các xã Túng Sán, Hồ Thầu hay cây mận ở Thàng Tín, Chiến Phố… 

25/12/2019
Điện lực tỉnh thực hiện tốt các phong trào thi đua

BHG - Với cán bộ, công nhân viên lao động (CNV-LĐ) Công ty Điện lực Hà Giang, năm 2019 có nhiều sự kiện trọng đại; kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; 65 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực; 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam... Hơn lúc nào, tinh thần phấn đấu thi đua hăng say lao động, lập thành tích chào mừng các ngày lễ trọng đại của đất nước, của ngành được cán bộ, CNV-LĐ đẩy mạnh thực hiện.

25/12/2019