Diện mạo mới thôn Cốc Pục

09:18, 14/11/2019

BHG - Nhiều năm trước, đến Nghĩa Thuận (Quản Bạ), đường sá đi lại rất khó khăn, người dân sinh sống mỗi nhà một nơi và phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông, lâm nghiệp đơn thuần. Được sự quan tâm của các cấp và  đặc biệt là ý chí tự lực vượt khó vươn lên, đời sống của bà con các dân tộc trong xã ngày càng có nhiều khởi sắc; diện mạo xã nông thôn vùng cao giờ đã có nhiều đổi mới. Đặc biệt, thôn Cốc Pục đã có bước chuyển đáng kể trong phong trào phát triển KT – XH và XĐGN; hiện, thôn như một góc phố nhỏ nằm giữa lưng chừng núi, những nhà xây kiên cố, khuôn viên vườn sạch, nhà đẹp đang dần bao phủ toàn thôn. 

Gia đình anh Mồ Thìn Cáo trồng Hồng không hạt cho thu nhập ổn định.
Gia đình anh Mồ Thìn Cáo trồng Hồng không hạt cho thu nhập ổn định.

Đồng chí Phan Thông Quyết, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận cho biết: Bao đời nay, người dân thôn Cốc Pục vẫn luôn có ý chí vươn lên thoát nghèo và đi đầu các thôn trong xã về mọi mặt. Khi thôn được xã lựa chọn để xây dựng NTM kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ); và cũng từ đó, diện mạo ở Cốc Pục ngày càng có nhiều khởi sắc mới. Người dân trong thôn chủ yếu là dân tộc Nùng, với 78 hộ, 375 khẩu; trong đó, còn 39 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 18 triệu/người/năm… Đến nay, 100% số hộ đều được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch hợp vệ sinh; các đường trục thôn và liên thôn đang được bê tông hóa; 34/78 hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định; kiến trúc nhà ở được trình tường phù hợp với phong tục tập quán 31/78 hộ. Hện, trên 50 hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cũng như hố thu gom nước thải, việc sắp xếp, dọn vệ sinh trong nhà gọn gàng, ngăn nắp; 1,2 km hàng rào xanh kiên cố… Ngoài ra, thôn vẫn còn giữ được nguyên bản nhiều nét văn hoá truyền thống về kiến trúc nhà ở cũng như trang phục, phong tục tập quán, các làn điệu hát đối đáp, hát giao duyên, Lễ cầu thần rừng, Lễ cúng cơm mới, Lễ cầu mùa... Cùng nhiều nhạc cụ như trống da, chiêng và các món ăn đặc sản địa phương như rượu ngô, thịt lợn hun khói, xôi ngũ sắc…

Từ năm 2005 đến nay, thôn luôn được công nhận thôn văn hóa và có 63/78 hộ đạt gia đình văn hóa; tỉ lệ huy động học sinh đến lớp ở các độ tuổi luôn đạt 100%; chi bộ thôn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh và được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” liên tục từ 3 năm trở lên theo quy định; người dân luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn; nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và tập trung phát triển KT – XH được chú trọng. Nhờ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh và các nguồn vốn khác, trong thôn hiện có trên 3 hộ nuôi từ 5 con trâu, bò trở lên; 5 hộ trồng quýt ngọt và nhiều hộ trồng Hồng không hạt đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ...

Ông Sân Sài Hòa, thôn Cốc Pục chia sẻ: Từ đầu năm 2018, sau khi được cán bộ xuống tuyên truyền, vận động xây dựng nhà ở kiên cố; gia đình tôi đã tích cực tăng gia sản xuất để tích góp vốn xây nhà; Hiện, trong chuồng lúc nào tôi cũng nuôi trên 10 con lợn và vài bò; đến nay, gia đình tôi đã làm được nhà ở khang trang.

Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân; hiện, thôn Cốc Pục đã đạt 4/13 tiêu chí so với Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu gắn với phát triển DLCĐ như: Giáo dục; y tế; hệ thống chính trị, an ninh, trật tự xã hội. Các tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, điện; vườn nhà ở hộ gia đình; nhà văn hóa, khu thể thao thôn, thu nhập, hộ nghèo, văn hóa, môi trường, phát triển DLCĐ... Phấn đấu đến hết năm đạt thêm tiêu chí giao thông và điện.

Trên tinh thần chỉ đạo của cấp trên cùng sự nhất trí cao từ chi bộ đến người dân trong xây dựng thôn NTM kiểu mẫu gắn với phát triển DLCĐ, môi trường và tạo cảnh quan nông thôn xanh sạch đẹp, văn minh hơn để hình thành những vùng quê thực sự đáng sống... Ý thức, nhận thức người dân Cốc Pục về việc chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước cũng ngày càng được nâng cao... Tin rằng, thôn Cốc Pục sẽ về đích “Thôn NTM kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng” đúng lộ trình đề ra.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý chí làm giàu của đảng viên Hà Ngọc Dân

BHG - Với tinh thần phát huy sức trẻ, cán bộ, đảng viên tiên phong trong phong trào khởi nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương; với ý chí vươn lên làm giàu chính đáng, đảng viên Hà Ngọc Dân, sinh năm 1990, dân tộc Tày, thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế và giúp đỡ nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) địa phương cùng làm giàu.

 

14/11/2019
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương

BHG - Những năm qua, bên cạnh nguồn vốn vay của T.Ư, nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, giúp nhiều hộ dân có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo và làm chủ cuộc sống.

 

13/11/2019
Hoàng Su Phì - những "điểm nghẽn" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

BHG - Vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách của tỉnh; huyện Hoàng Su Phì đã mạnh dạn đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi dựa trên thế mạnh của địa phương để tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đồng thời, lựa chọn cây, con đặc sản theo vùng để phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; từng bước xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ...

13/11/2019
Thôn Cán Chu Phìn phát huy hiệu quả nguồn vốn Nghị quyết 209

BHG - Hỗ trợ 100% lãi suất trong 3 năm để phát triển chăn nuôi trâu, bò từ Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, nhiều hộ dân thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) đã mạnh dạn vay vốn, chuyển đổi diện tích cây trồng kém năng suất sang trồng cỏ nuôi trâu, bò nâng cao thu nhập.

 

13/11/2019