Hà Giang

Yên Minh cần tháo "nút thắt" trong sản xuất nông nghiệp

16:59, 18/09/2019

BHG - Năm 2015, giá trị sản phẩm thu nhập bình quân/ha đất canh tác của huyện Yên Minh đạt 35 triệu đồng/ha. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng lên 39,15 triệu đồng. Thế nhưng con số này đến nay mới đạt 36,82 triệu đồng.

Hơn 3 năm qua Yên Minh đã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Trong ảnh: Gia trại nuôi trâu, bò vỗ béo của gia đình anh Nguyễn Sinh Dương, xã Bạch Đích luôn duy trì tổng đàn từ 20 con trở lên.
Hơn 3 năm qua Yên Minh đã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Trong ảnh: Gia trại nuôi trâu, bò vỗ béo của gia đình anh Nguyễn Sinh Dương, xã Bạch Đích luôn duy trì tổng đàn từ 20 con trở lên.

Trong hơn 3 năm qua, huyện Yên Minh đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, phương án, đề án chuyên đề, trọng tâm với những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất các giống lúa chất lượng cao như ĐS1, khẩu mang; các loại cây ăn quả như dứa, hồng không hạt, lê và khảo nghiệm các mô hình trồng dược liệu, sản xuất rau trong nhà lưới… Đồng thời vận động, hỗ trợ nhân dân chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, quy mô trang trại, gia trại. Đã có nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Trồng ớt gió tại xã Sủng Cháng; dưa hấu vụ Xuân tại các xã Hữu Vinh, Na Khê, Mậu Long hay trồng xen canh các loại cây ăn quả các loại tại thôn Bản Vàng, xã Hữu Vinh đã cho lợi nhuận đạt lần lượt 50, 100 và 180 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, toàn huyện đã phát triển được trên 30 gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa cho thu nhập khá như: Gia trại chăn nuôi trâu, bò của ông Nguyễn Sinh Thức, Nguyễn Sinh Dương, xã Bạch Đích quy mô thường xuyên duy trì từ 20 con trở lên, cho thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/năm; gia trại chăn nuôi lợn của ông Sĩ Văn Đào và Sĩ Văn Cường, xã Mậu Duệ cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; gia trại chăn nuôi gia cầm của ông Ly Mí Sình, xã Hữu Vinh cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm…

Tuy nhiên, BCH Đảng bộ huyện Yên Minh đã đánh giá trong hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 – 2020: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện chuyển dịch chậm, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, chăn nuôi chưa thực sự phát triển; sản xuất còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, kết quả đạt được chưa cao; các sản phẩm hàng hóa đặc trưng có số lượng ít, quy mô nhỏ lẻ; việc nhân rộng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả gặp khó khăn…

Những đánh giá trên rất thẳng thắn và cho thấy bức tranh tổng thể sản xuất của Yên Minh. Con số thực tế cũng minh chứng: Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất canh tác của Yên Minh từ năm 2015 đến nay chỉ tăng 1,86 triệu đồng, trung bình tăng gần 500 nghìn đồng/năm.

Dù là một huyện nghèo, đặc biệt khó khăn nhưng Yên Minh vẫn có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp như: Tổng diện tích đất sản xuất hàng năm trên 22.000 ha. Nhiều cây trồng bản địa, đặc sản đã khẳng định được thương hiệu như xoài, hồng không hạt, lê. Ngoài ra, đây cũng là vùng trồng đậu tương, gạo chất lượng cao có tiếng trên địa bàn tỉnh. Người dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vậy “nút thắt” trong sản xuất nông nghiệp ở Yên Minh là gì?

Những khó khăn và cũng là nút thắt đối với ngành nông nghiệp ở Yên Minh có lẽ do sản xuất còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trong khi biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, rét đậm kéo dài, mưa lũ thường xuyên xảy ra. Cùng với đó, người dân chưa chủ động phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; việc tổ chức sản xuất còn mang nặng tính thời vụ, chưa có nhiều mô hình sản xuất trái vụ để tăng giá trị sản phẩm trên diện tích đất canh tác; thiếu sự liên kết trong sản xuất. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, năng lực lãnh đạo, cũng như tính chủ động, sáng tạo trong tham mưu, chỉ đạo của một số ngành, địa phương chưa cao; việc nắm bắt, cập nhật và tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách đến với người dân ở một số nơi chưa kịp thời...

Thời điểm này, để Yên Minh hoàn thành mục tiêu nâng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất canh tác lên 39,15 triệu đồng vào năm 2020 (tăng 2,5 triệu đồng so với hiện tại) là bài toán khó. Tuy nhiên, nếu có thể đưa ra các giải pháp căn cơ, với sự chuẩn bị kỹ về nhân lực và vật lực, tháo những nút thắt sẽ là tiền đề cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương này cất cánh trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Bài, ảnh: Trung Nhân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập trung tháo gỡ khó khăn để vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Lô 6

BHG - Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Sông Lô 6 (Bắc Quang) đã phối kết hợp với các cấp, ngành cơ bản hoàn tất thủ tục đầu tư, kiểm đếm, chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư cho người dân trong khu vực lòng hồ giai đoạn 2...

 

18/09/2019
Bắc Quang mở rộng xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

BHG - Xây dựng NTM kiểu mẫu đã, đang là hướng đi và cũng là mục tiêu phấn đấu tiếp theo của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân huyện Bắc Quang trong giai đoạn hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang Trần Văn Hoà, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM khẳng định lại nhiều lần khi đánh giá, chỉ đạo về xây dựng NTM là phấn đấu xây dựng Bắc Quang thành điểm dừng chân đón khách...

17/09/2019
Quang Bình: Nhân rộng 68 nhóm sở thích phát triển kinh tế

BHG - Sau gần 4 năm triển khai chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP), huyện Quang Bình đã nhân rộng được 68 nhóm sở thích (CIG) phát triển về chăn nuôi và trồng trọt tại 5 xã đặc biệt khó khăn, gồm: Xuân Minh, Yên Thành, Bản Rịa, Tân Nam, Nà Khương. Cơ bản các nhóm CIG hoạt động tương đối hiệu quả, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

 

17/09/2019
Nhận diện sản phẩm chủ lực địa phương qua Đề án OCOP

BHG - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Thông qua chương trình, các địa phương lựa chọn những sản phẩm độc đáo, đặc sản mang đặc trưng vùng, miền để xây dựng thương hiệu; nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân.

 

16/09/2019