Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

14:54, 04/08/2019

BHG - Tháng Bảy tri ân, tôi may mắn được gặp gỡ những cựu chiến binh (CCB) đã từng vào sinh ra tử trên chiến hào năm xưa. Nối tiếp truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, nhiều CCB huyện Quang Bình đã trở thành tấm gương sáng trên nhiều lĩnh vực, nhất là phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.

Ông Phạm Công Vĩnh (bên trái), thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng chăm sóc cây Thanh long ruột đỏ.
Ông Phạm Công Vĩnh (bên trái), thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng chăm sóc cây Thanh long ruột đỏ.

Chạy dọc con đường bê tông thẳng tắp giữa khung cảnh chốn quê thanh bình, tôi tìm về nhà CCB, nạn nhân chất độc da cam/dioxin Phạm Công Vĩnh (sinh 1954), thôn Yên Thượng, xã Vĩ Thượng. Năm 1974, ông cũng như bao lớp thanh niên trẻ hăng hái tòng quân vào miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau gần 10 năm phục vụ quân đội, trở về quê hương ông Vĩnh được bà con tin tưởng, tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy xã Vĩ Thượng. Lúc về nghỉ hưu, ông luôn trăn trở tìm cách làm giàu, tạo lập cuộc sống ấm no, đầy đủ cho gia đình. Tròn 40 năm tuổi Đảng, môi trường quân đội đã rèn luyện cho ông bản lĩnh để “viết tiếp” những chiến công mới trên mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế.

Mặc dù sức khỏe đã có đôi phần giảm sút, nhưng ông Vĩnh vẫn trồng nhiều loại cây ăn quả như Thanh long ruột đỏ, Bưởi da xanh, trồng rau và nuôi hàng chục con lợn, hàng trăm con gà. Tổng thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Đặc biệt, để có được 1.000 trụ Thanh long ruột đỏ xum xuê trái ngọt, ông đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu cách thức chăm sóc giúp cây phát triển ổn định lâu dài. Loại cây này có khả năng cho thu hoạch 2 - 3 vụ/năm, hiện cho thu khoảng 2 tấn quả, giá bán đạt 25 nghìn đồng/kg, thu nhập hơn 40 triệu đồng. Ông Vĩnh cho biết: “Cây Thanh long ra hoa liên tục nên cần loại bớt những quả non nằm xen kẽ nhau và tỉa cành thường xuyên đảm bảo độ thoáng mát cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra, tôi sử dụng phân hữu cơ nhằm làm đất tơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ. Với những quả Thanh long ruột đỏ to, ngọt, thương lái tìm đến tận nhà thu mua, vì vậy giá thành tương đối ổn, giúp người dân vươn lên làm giàu”.

Ngoài ông Vĩnh, tiêu biểu trong phong trào thi đua làm kinh tế của Hội CCB huyện Quang Bình là hội viên Hoàng Văn Đường, thôn Yên Lập, xã Yên Thành. Năm 1990, rời quân ngũ, ông nhanh chóng bắt tay vào làm kinh tế từ việc trồng cây cam Sành nhưng thất bại. Không chịu khuất phục trước cảnh đói nghèo, ông bàn bạc cùng vợ con chuyển hướng sang bán hàng tạp hóa. Bắt đầu từ số vốn 500 nghìn đồng và phải đi làm thuê để lấy tiền mua hàng, nay vợ chồng ông đã kinh doanh đa dạng hàng hóa như: Bánh kẹo, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Nhờ sự năng động, nắm bắt kịp thời xu thế thị trường, mỗi năm, gia đình ông Đường thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Hội CCB huyện Quang Bình có tổng số trên 2.700 hội viên sinh hoạt ở 17 cơ sở hội. Thời gian qua, các hội viên đã tích cực đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Qua đó, xuất hiện hàng chục mô hình làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, trồng rừng. Sáng mãi tinh thần “Xưa thắng giặc xâm lăng, nay thắng đói nghèo”, các hội viên đang ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở, nhất là trên trận tuyến thi đua làm kinh tế. Hội CCB huyện tiếp tục tạo điều kiện giúp các hội viên vay vốn, tham gia khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh:  MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi

BHG - Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi số lợn bị bệnh liên tục tăng; nhiều địa phương đã tái phát dịch bệnh sau khi công bố hết dịch. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.450 con lợn/508 hộ/167 thôn/54 xã/8 huyện bị chết và tiêu hủy; trọng lượng trên 162 tấn. Toàn tỉnh có 22 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch kể từ ca mắc bệnh cuối cùng, gồm: Thị trấn Phố Bảng, Lũng Táo (Đồng Văn); xã Ngọc Đường, phường Minh Khai, Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang)...

31/07/2019
Đồng Văn nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu

BHG - Thời gian qua, huyện Đồng Văn đã có nhiều giải pháp, cách làm phù hợp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, trong đó chú trọng nhân rộng cánh đồng ngô, lúa mẫu. Điều này đã tạo chuyển biến lớn về nhận thức của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung theo hướng hàng hóa, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

 

31/07/2019
Liên kết phát triển nông nghiệp bền vững tại Bắc Quang

BHG - Đầu tư trên 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy có quy mô trên 1,8 ha và liên kết với nông dân 4 xã của huyện Bắc Quang trồng hàng trăm ha dược liệu sản xuất thuốc và các loại trà - sự đầu tư và liên kết giữa Công ty Cổ phần dược Bông Sen Vàng (Công ty Bông Sen Vàng) với người nông dân đang mở ra hướng đi vững chắc trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

31/07/2019
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP ở Quang Bình

BHG - Nắm bắt được nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch của người tiêu dùng, nông dân huyện Quang Bình đã và đang đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, từ năm 2016 đến nay, huyện Quang Bình đã chứng nhận 19 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất cam tại các xã Hương Sơn, Yên Hà, Tiên Yên… 

31/07/2019