Hoàng Su Phì đưa sản phẩm OCOP vươn xa

10:45, 03/06/2019

BHG - Là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã đăng ký tổng số 52 sản phẩm tham gia Đề án OCOP giai đoạn 2018 – 2020 và đang tập trung nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm.

HTX Chế biến chè Phìn Hồ nỗ lực đưa sản phẩm Fìn Hò trà đạt tiểu chuẩn 4 sao.
HTX Chế biến chè Phìn Hồ nỗ lực đưa sản phẩm Fìn Hò trà đạt tiểu chuẩn 4 sao.

Trong tổng số 52 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP đã có 19 sản phẩm, còn lại là các ý tưởng sản phẩm mới. Qua quá trình thẩm định, 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và có thể phát triển lên 4 sao; 10 sản phẩm hạng 2 sao, có thể phát triển lên 3 sao. Các sản phẩm của huyện chủ yếu tập trung vào 6 nhóm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn. Tuy nhiên, một số sản phẩm OCOP của địa phương hiện chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; còn sản xuất mang tính thời vụ, số lượng ít, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu; việc áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế; một bộ phận người dân vẫn sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; việc hình thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều…

Du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là sản phẩm duy nhất trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn của huyện. Sản phẩm do HTX Du lịch cộng đồng và dịch vụ tổng hợp Nậm Hồng làm chủ thể. Được thành lập vào năm 2017, HTX có 37 thành viên làm đầu mối tiếp nhận, điều phối khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài sắp xếp, bố trí khách, HTX đứng ra thuê các nghệ nhân, điều tiết các thành viên làm dịch vụ vận chuyển hoặc hướng dẫn viên; đồng thời, hỗ trợ nấu ăn, phục vụ du khách khi các đoàn có nhu cầu thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm văn hóa dân tộc. Với cách làm như vậy, các thành viên HTX đều tham gia làm du lịch và có nguồn thu ổn định. Với lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều; một số thành viên HTX mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm phòng nghỉ. Phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên tiềm năng sẵn có và lợi thế cạnh tranh của địa phương đã và đang tạo bước đột phá trong xây dựng sản phẩm OCOP của huyện.

Một trong 9 sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao của huyện và dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn 4 sao trong năm nay là: Fìn Hò trà của HTX chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên cũng đang khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. HTX đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng phòng trưng bày sản phẩm, nhà xưởng sản xuất với diện tích 3.000 m2; đổi mới toàn bộ dây chuyền, công nghệ sản xuất, nâng công suất từ 4 tấn chè tươi lên 15 tấn/ngày. HTX đã mang sản phẩm đến giới thiệu tại Hội chợ Thương mại quốc tế chè khu vực châu Âu tổ chức ở Đức; tham gia triển lãm, quảng bá sản phẩm tại Trung Quốc. Đặc biệt, HTX đã được đơn vị chứng nhận hữu cơ châu Âu chứng nhận gần 300 ha chè tại các xã: Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán. Đây chính là cầu nối để HTX xuất bán sản phẩm sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đức… Ngoài ra, HTX đã triển khai thêm gần 200 hệ thống mạng lưới đại lý, điểm bán hàng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước…

Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương; huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện với mục tiêu: Năm 2019, phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 12 sản phẩm hiện có; có ít nhất 1 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh, 10 – 11 sản phẩm đạt 3 sao, thực hiện 1 làng văn hóa du lịch. Đồng thời, tập trung vào đa dạng hóa, chế biến các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp tiêu thụ.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về nội dung đề án tới đông đảo người dân; xây dựng kế hoạch chi tiết các sản phẩm chủ lực; tập trung nâng cấp, hoàn thiện đối với sản phẩm đã có, hoàn thiện phương án kinh doanh đối với sản phẩm ý tưởng mới. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực, phát triển thị trường gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và quản lý chất lượng theo chu trình OCOP. Triển khai xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các trạm, điểm dừng chân trên các tuyến giao thông. Tăng cường xúc tiến thương mại, thực hiện hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kỳ hội chợ thường niên trong và ngoài tỉnh; liên kết chặt chẽ với các dự án du lịch lớn cũng như các thị trường đô thị lớn trong nước để tiêu thụ sản phẩm. Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu…

Bài, ảnh:  NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo động lực cho kinh tế gia trại, trang trại ở Bắc Quang

BHG - Hiện, trên địa bàn huyện Bắc Quang xuất hiện nhiều gia trại, trang trại cho thu nhập từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã có những quyết sách quan trọng nhằm tạo bước chuyển đột phá, thúc đẩy kinh tế gia trại, trang trại phát triển. Những năm gần đây, kinh tế gia trại, trang trại trên địa bàn huyện Bắc Quang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có 46 trang trại lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi lợn, gia cầm.

31/05/2019
Ngành Hải quan góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế biên mậu

BHG - Với phương châm "Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả"; những năm qua, ngành Hải quan luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) thuận lợi; góp phần phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh.

 

31/05/2019
Bộ đội Biên phòng tích cực tham gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương phòng chống dịch bệnh; kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Mặc dù các lực lượng đã tích cực phòng chống dịch, nhưng hiện nay trên địa bàn một số xã, thị trấn biên giới của tỉnh, như thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn (huyện Đồng Văn), xã Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc) đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

31/05/2019
Yên Minh triển khai phong trào thi đua đặc biệt phát triển lâm nghiệp bền vững

BHG - Nhằm tập hợp sức mạnh của các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng; tăng tỷ lệ che phủ rừng và giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế cho người trồng rừng gắn với xây dựng NTM; UBND huyện Yên Minh đã chỉ đạo triển khai phong trào thi đua đặc biệt "Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 – 2020".

 

31/05/2019