Quyết liệt khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

10:48, 22/05/2019

BHG - Hà Giang là địa phương thứ 35 trong cả nước xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Ngày 19.5, ổ dịch được phát hiện tại gia đình ông Vương Văn Vi, thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình) với tổng số 16 con lợn mắc bệnh. Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi, ngành chức năng và UBND huyện Quang Bình đã khẩn trương vào cuộc, quyết liệt triển khai các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra địa bàn khác.

Đoàn công tác Sở Nông nghiệp - PTNT thăm hỏi, động viên gia đình ông Vương Văn Vi, thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình).               Ảnh: Văn Long
Đoàn công tác Sở Nông nghiệp - PTNT thăm hỏi, động viên gia đình ông Vương Văn Vi, thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình). Ảnh: Văn Long

Ngay khi xảy ra dịch bệnh, Đoàn công tác Sở Nông nghiệp - PTNT trực tiếp xuống địa bàn, chỉ đạo công tác khoanh vùng, dập dịch; ban hành công văn hỏa tốc đề nghị các sở, ngành, huyện, thành phố, triển khai cấp bách các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi; UBND huyện Quang Bình chỉ đạo thực hiện ngay việc tiêu hủy đàn lợn bị bệnh.

18 giờ chiều 20.5, công tác tiêu hủy toàn bộ 55 con lợn với tổng khối lượng 2.129 kg của gia đình ông Vương Văn Vi được chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện. Ông Vi cho biết: Gia đình nhận thức đầy đủ tác hại của dịch tả lợn châu Phi, chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống, tuy nhiên dịch vẫn xảy ra. Hiện gia đình đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các bước dập dịch theo quy định.

Lực lượng chức năng tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch.                                                            Ảnh: Văn Long
Lực lượng chức năng tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch. Ảnh: Văn Long

Quang Bình là huyện giáp ranh với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, có nguy cơ cao bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn. Toàn huyện hiện có trên 62.000 con lợn; phần lớn các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Quang Bình cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành chức năng, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, do nhiều lý do, dịch đã xuất hiện tại xã Tân Trịnh; nguyên nhân đang được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xác minh, làm rõ. Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện đã tổ chức cuộc họp khẩn với xã Tân Trịnh, triển khai các giải pháp cấp bách khoanh vùng, dập dịch: Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định vùng dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm để tập trung chỉ đạo khoanh vùng, xử lý nhanh gọn ổ dịch; không để dịch bệnh lây lan sang các thôn, xã khác; thực hiện phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ thôn Vén và các xã vùng dịch uy hiếp, vùng đệm; nghiêm cấm việc buôn bán và vận chuyển lợn ra, vào vùng có dịch; hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị bệnh phải tiêu hủy theo quy định. Chỉ đạo xã Tân Trịnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn trên địa bàn và phun tiêu độc, khử trùng các phương tiện ra vào vùng dịch; thành lập tổ tiêu hủy, tổ phản ứng nhanh; giám sát, thống kê đàn lợn; tuyên truyền người dân nghiêm túc thực hiện nguyên tắc “5 không” trong phòng, chống dịch; kiên quyết không để dịch lây lan diện rộng.

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trịnh Văn Bình, cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và điều trị; khả năng lợn bị chết cao, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi và đời sống người dân. Dịch đã xuất hiện trên địa bàn huyện Quang Bình và nguy cơ lây lan rất cao; các huyện, thành phố cần khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành chức năng. Đặc biệt, bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học”.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý kiểm tra tiến độ xây dựng Nông thôn mới tại xã Tân Bắc

BHG - Ngày 21.5, đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác gồm các sở: GD&ĐT, LĐTB&XH, KH&ĐT, Công an tỉnh, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) tỉnh đã có buổi làm việc và kiểm tra một số mô hình xây dựng NTM trên địa bàn xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Trong thời gian qua, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay, góp sức của nhân dân...

21/05/2019
Cấp hóa chất, trang thiết bị và thực hiện các giải pháp khoanh vùng dập Dịch tả châu Phi

BHG -Để thực hiện tốt công tác khoanh vùng dập Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình), Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã nhanh chóng cấp 215 lít hóa chất và 3 máy phun động cơ cho địa phương; huyện Quang Bình cũng đã trích ngân sách dự phòng để mua vôi bột và các trang thiết bị khác để phục vụ phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Chi cục hỗ trợ trang phục bảo hộ cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đi kiểm tra tại vùng dịch; cử 2 cán bộ chuyên môn trực tiếp tham gia công tác chống dịch tại cơ sở...

21/05/2019
Bắc Mê triển khai các giải pháp ngăn chặn sâu keo mùa thu

BHG - Bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 5.2019, hiện sâu keo mùa thu đã lan ra 6/13 xã, thị trấn của huyện Bắc Mê với tổng diện tích nhiễm theo mức độ: Nhẹ là 1.612ha, trung bình là 170ha, nặng là 30ha. Theo Trạm Bảo vệ thực vật của huyện cho biết, số diện tích cây ngô bị nhiễm hầu hết rơi vào những trà ngô muộn, gieo trồng vào dịp sau Tết Nguyên đán.

21/05/2019
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

BHG - Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng thuốc BVTV nhằm mục đích phòng trừ sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng thuốc BVTV kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được bán tràn lan; gây khó khăn cho công tác quản lý và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

 

21/05/2019