Quản Bạ phát triển HTX gắn với Chương trình OCOP

09:38, 17/04/2019

BHG - Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, việc nâng cao trình độ sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương là xu thế tất yếu. Thời gian qua, huyện Quản Bạ đã chú trọng hỗ trợ các HTX trên địa bàn chuẩn hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) để tiến tới hoàn thiện các sản phẩm đặc sản lợi thế của địa phương.

Các sản phẩm dược liệu được trưng bày tại Hội chợ Giới thiệu sản phẩm của huyện Quản Bạ.
Các sản phẩm dược liệu được trưng bày tại Hội chợ Giới thiệu sản phẩm của huyện Quản Bạ.

Với tiềm năng lợi thế sẵn có, huyện Quản Bạ hiện có 29 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, gồm: 13 sản phẩm đạt 4 sao; 2 sản phẩm đạt 3 sao; 14 sản phẩm đạt 2 sao; do 16 HTX, 1 tổ hợp tác và 10 hộ dân sản xuất. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quản Bạ, Phạm Ngọc Pha cho biết: “Trong năm 2019, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành khảo sát các sản phẩm để tập trung mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao chất lượng và sản lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, Ban Chỉ đạo OCOP huyện tích cực, chủ động trong lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP gắn với Chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới; quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, sản phẩm OCOP; hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại”.

Đặc biệt, phần lớn các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đều do các HTX trên địa bàn sản xuất. Chính vì vậy, huyện xác định việc hỗ trợ phát triển các HTX không nằm ngoài thực hiện Chương trình OCOP. Theo đó, huyện chỉ đạo ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT – XH trên địa bàn, như: Chương trình phát triển dược liệu, Hồng không hạt... Hỗ trợ thủ tục để các HTX mới thành lập hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh. Giải ngân cho HTX Cộng đồng Nặm Đăm vay vốn xây dựng cơ sở sơ chế dược liệu với kinh phí 500 triệu đồng, hỗ trợ HTX Kim Thăng đầu tư máy móc ép tinh dầu 100 triệu đồng, hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp theo Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh được 10 HTX với kinh phí 300 triệu đồng. Năm 2018, được cấp kinh phí hỗ trợ 4 HTX gồm: HTX Kim Thăng, Dịch vụ tổng hợp Bình An, Y học bản địa Quyết Tiến, Dịch vụ tổng hợp Hà Nam 120 triệu đồng. HTX Mạnh Sơn hỗ trợ xây dựng trụ sở, HTX Dịch vụ tổng hợp Thành Đạt và HTX Bảo tồn và phát triển gà xương đen Quyết Tiến đã làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ thành lập mới. 

Nhờ có nguồn lực hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số cơ sở sản xuất tích cực ứng dụng công nghệ vào sản xuất, lựa chọn sản phẩm, thực hiện quy trình chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn cơ sở, thiết kế nhãn mác, mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tạo được sự liên kết và tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm. Giám đốc HTX Dược liệu Nà Chang, Dương Phong Thương, chia sẻ: “Tham gia vào Chương trình OCOP, HTX được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn đầu tư máy móc, nâng cấp công nghệ chiết xuất, đăng ký làm tem truy suất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn hợp quy các sản phẩm Cao ống bẻ Atiso và dầu Tía tô trắng. Từ đó, giúp đa dạng hóa các sản phẩm của HTX, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay”.

Các HTX trên địa bàn cũng đang từng bước khắc phục khó khăn, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và hoạt động tương đối hiệu quả, như: HTX Rượu ngô Thanh Vân, HTX Cộng đồng Nặm Đăm, HTX Kim thăng, HTX Y học bản địa Quyết Tiến, HTX Dược liệu Nà Chang, HTX Dệt vải lanh truyền thống Cán Tỷ, Lùng Tám và HTX mật ong Dược liệu Thanh Vân… Nhìn chung các HTX đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện về mọi mặt, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH, giải quyết việc làm, giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Trong thời gian tới, huyện Quản Bạ tiếp tục tăng cường hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các HTX; xây dựng nhãn mác, thương hiệu, tìm thị trường tiêu thụ. Đồng thời, hỗ trợ các HTX tham gia liên kết với doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá theo 3 khâu: Sản xuất - tiêu thụ - tiêu dùng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy hiệu quả 18 chợ gia súc trên địa bàn tỉnh

BHG - Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định 18 chợ gia súc; đặc biệt các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần mỗi huyện duy trì hoạt động 4 chợ gia súc; Vị Xuyên 3 chợ. Các chợ hoạt động theo hình thức chợ phiên, mỗi tuần họp 1 ngày, hoặc mỗi tháng họp 3 phiên vào các ngày cố định. Mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu, bò được người dân mang đến giao dịch, mua bán.

16/04/2019
Rà soát chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại xã Thuận Hòa

BHG - Vừa qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức rà soát, thông báo về việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Tại buổi làm việc với đại diện các thôn xã Thuận Hòa, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã trao đổi, công khai số tiền DVMTR chi trả cho từng hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhà nước giao đất, giao rừng trên địa bàn xã. Theo đó, xã Thuận Hòa có 15 thôn được hưởng tiền DVMTR với mức chi trả trên 510,5 triệu đồng...

16/04/2019
Khuôn Lùng đẩy mạnh phát triển rừng

BHG - Thời gian qua, xã Khuôn Lùng (Xín Mần) đã tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình trồng rừng kinh tế và đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Năm 2018, toàn xã trồng được 115,13 ha rừng, với các loại cây chủ yếu: Keo lai 96,73 ha, Quế 16,3 ha, Bồ đề 2,1 ha. Đầu năm 2019, xã tiếp tục trồng được 5.250 cây các loại, như: Keo tai tượng, Quế, Bồ đề; góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giữ đất và đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

 

16/04/2019
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang giao ban quý I

BHG - Ngày 12.4, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức hội nghị giao ban, đánh giá kết quả thực hiện quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II. Đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang, chủ trì hội nghị. Trong quý I, hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tập trung bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính sách của tỉnh. Hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi...

14/04/2019