Quản Bạ nhiều giải pháp bứt phá trong phát triển KT-XH

09:00, 15/03/2019

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quản Bạ khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đề ra 26 chỉ tiêu chủ yếu trong các lĩnh vực. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết,  đã có 50% chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Năm nay, huyện đang khẩn trương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra với những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Trong đó, cấp ủy, chính quyền huyện đã lựa chọn một số mục tiêu trọng tâm để tạo đột phá, thúc đẩy KT-XH phát triển một cách nhanh và bền vững.

Homestay thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Homestay thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, huyện Quản Bạ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, coi đây là một mũi nhọn phát triển kinh tế. Trong đó, trọng tâm là phát huy hiệu quả liên kết trồng, chế biến dược liệu; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp triển khai trồng dược liệu trên địa bàn; vận động nhân dân thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, liên kết sản xuất. Chỉ đạo các HTX trồng dược liệu chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai sản xuất, đảm bảo đúng thời vụ, nâng cao năng suất, sản lượng. Phấn đấu tổng diện tích cây dược liệu chăm sóc và thu hoạch đạt 2.455 ha, diện tích trồng mới 450 ha. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cao và giữ vững các mối liên kết “4 nhà”, “5 cùng” để phục vụ sản xuất. Mở rộng vùng sản xuất rau an toàn, diện tích dược liệu và cây vụ Đông; phấn đấu tổng sản lượng lương thực đạt 30.640 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 568 kg trở lên.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô trang trại, gia trại nhằm tăng giá trị. Trong đó, lựa chọn con bò, dê, ngựa để phát triển, đặc biệt là tập trung mạnh vào phát triển đàn bò. Bởi đây là vật nuôi có thế mạnh, một trong 3 con chủ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Phấn đấu, hết năm 2019, tổng đàn trâu, bò của huyện đạt khoảng 23.500 con, đàn dê 5 nghìn con, ong trên 4.500 tổ và hình thành các gia trại, trang trại quy mô lớn.

Là huyện cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, Quản Bạ có nhiều danh lam, thắng cảnh cùng những nét văn hóa đặc sắc của 14 dân tộc cùng sinh sống. Điều đó tạo cơ sở để du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Đặc biệt, việc được Tổng thư ký ASEAN và Bộ trưởng du lịch các quốc gia thành viên chứng nhận danh hiệu “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN” cho Dao Homestay thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ vào tháng 1.2017 là dấu ấn về chất lượng, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa trong phát triển, tạo thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng của huyện. Với định hướng phát triển Nặm Đăm trở thành làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng Nông thôn mới bền vững, huyện Quản Bạ đang tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu 100% số hộ trong thôn tham gia Homestay và dần trở thành trung tâm du lịch với hai phân khu: Khu du lịch cộng đồng và khu du lịch cao cấp. Đồng thời kết nối một số điểm du lịch tại các xã như: Thái An phát triển du lịch leo núi mạo hiểm; phát triển và khôi phục hoạt động chợ biên giới tại xã Cao Mã Pờ và Nghĩa Thuận...

Với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ổn định gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tin rằng Đảng bộ và nhân dân huyện Quản Bạ sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện đoàn Hoàng Su Phì đổi mới phương thức hoạt động

BHG - Hiện nay, việc thu hút, tập hợp thanh niên (TN) ở một số Đoàn cơ sở gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác Đoàn đó là: Đổi mới phương thức sinh hoạt để thu hút, tập hợp TN, đưa tổ chức Đoàn thực sự trở thành điểm tựa, đồng hành với đoàn viên (ĐV) TN trong học tập, lao động và lập thân, lập nghiệp.

 

14/03/2019
Nâng tầm thương hiệu củ cải nương Hoàng Su Phì

BHG - Là 1 trong 9 sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao nằm trong Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của huyện Hoàng Su Phì, củ cải nương được người dân trồng khoảng 300 - 400 ha mỗi vụ, tổng sản lượng ước đạt 2.500 tấn/vụ. Do hợp khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên củ cải phát triển tốt và có hương vị giòn, ngọt, ngon đặc biệt. Củ cải nương vốn phù hợp với thời tiết lạnh nên người dân trồng theo các vụ, từ tháng 9 đến tháng 12 và từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. 

14/03/2019
Bắc Quang đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa

BHG - Hiện nay, huyện Bắc Quang đang có 6.061 ha cam, quýt, sản lượng đạt gần 47 nghìn tấn; trên 5.927 ha chè, sản lượng ước đạt 20 nghìn tấn chè búp tươi; trên 705 ha dược liệu. Sản lượng lương thực năm 2018 đạt trên 56.198 tấn, tổng đàn gia súc 140.880 con; mỗi năm trồng rừng đạt bình quân trên 2.500 ha, sản lượng gỗ ước đạt trên 70 nghìn m3/năm...

 

14/03/2019
Đội Quản lý thị trường số 9, phát hiện và xử lý thịt lợn không rõ nguồn gốc.

BHG - Ngày 13.3, Đội Quản lý thị trường số 9 đã tiến hành kiểm tra hàng hóa trên xe tải BKS: 23C - 027.66, khi xe đang dừng đỗ giao hàng tại thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Chủ xe, chủ hàng là ông Hoàng Ngọc Sơn, địa chỉ tổ 17, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang). Qua kiểm tra, đội Quản lý thị trường số 9 đã phát hiện trên xe vận chuyển thịt lợn không có nguồn gốc xuất xứ, có mùi hôi thối. Với hành vi kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

14/03/2019