Mèo Vạc sau 3 năm thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ

09:47, 21/02/2019

BHG - Nghị quyết 07-NQ/HU, ngày 20.4.2016 của BCH Đảng bộ huyện Mèo Vạc về chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ gắn với chăn nuôi bò hàng hóa, giai đoạn 2016 – 2020; nhằm tập trung phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua 3 năm triển khai thực hiện đến nay, Nghị quyết đã, đang mang lại những kết quả đáng khích lệ.

Người dân xã Pả Vi tích cực chuyển đổi diện tích trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò hàng hóa.
Người dân xã Pả Vi tích cực chuyển đổi diện tích trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò hàng hóa.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả, ngay từ khi ban hành Nghị quyết, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn phổ biến sâu rộng nội dung của nghị quyết đến các tầng lớp nhân dân; tổ chức các hội nghị tuyên truyền được 523 buổi với 32.650 lượt người tham gia và tổ chức cho nhân dân đăng ký thực hiện các nội dung chính sách của huyện, xã, thị trấn. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn trích lục các nội dung của nghị quyết niêm yết tại nơi công cộng để nhân dân nắm được...

Qua 3 năm triển khai thực hiện, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 200 ha đất trồng ngô sang trồng cỏ và hỗ trợ chuyển đổi đất trồng cho 248 hộ với số tiền trên 2 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2016 toàn huyện chuyển đổi được hơn 14/45 ha so với mục tiêu nghị quyết giao; hỗ trợ 480,6 triệu đồng cho 14 hộ; tổng đàn trâu, bò khi đó là 32.694 con. Năm 2017, chỉ tiêu kế hoạch giao 50 ha, kết quả thực hiện chuyển đổi được 83/50 ha, đạt 166,0% so với mục tiêu nghị quyết và  hỗ trợ được gần 2 tỷ đồng cho 83 hộ. Năm 2018, chuyển đổi được trên 110 ha với 151 hộ (có 110 hộ thực hiện 0,5 đến dưới 1 ha, 41 hộ thực hiện từ 1 ha trở lên); hiện tổng đàn trâu, bò của huyện là 34.662 con, đạt 100,9% của năm.

Chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cỏ là hướng đi đúng đắn, giúp người dân mở rộng diện tích cây thức ăn cho gia súc, giải quyết tốt nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trâu, bò hàng hóa và mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng phát triển gia trại, trang trại. Các hộ chuyển đổi từ đất trồng ngô sang trồng cỏ đều đã cho thu nhập tăng lên từ 15 - 50 triệu đồng mỗi năm và nuôi từ 1 - 2 con trâu, bò trước khi chuyển đổi trồng cỏ; sau khi chuyển đổi trồng cỏ, số hộ chăn nuôi đã tăng số lượng từ 2 - 3 con trâu, bò trở lên. Ngoài chăn nuôi trâu, bò ra, số diện tích cỏ đã chuyển đổi của các hộ còn cung cấp thêm thức ăn thô xanh cho đàn dê, ngựa, thỏ và gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho các hộ.

Với tổng số 248 hộ chuyển đổi diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ chăn nuôi với diện tích trên 200 ha; đáp ứng nhu cầu cung cấp cho hơn 1.100 con trâu, bò. Anh Sùng Mí Sính, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, chia sẻ: Trước kia, diện tích cỏ của gia đình ít, nên tôi chỉ nuôi từ 3 – 4 con bò; nay được sự tư vấn của cán bộ xã, huyện trong việc thực hiện Nghị Quyết 07-NQ/HU của huyện,  tôi đã chuyển đổi gần 1 ha đất trồng ngô sang trồng cỏ. Hiện, gia đình tôi có gần 3 ha cỏ, nên trong chuồng luôn duy trì từ 6 – 8 con bò nuôi theo hình thức vỗ béo.

Việc chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cỏ đã góp phần giúp tăng tưởng tổng đàn trâu, bò; hiện, tổng đàn bò của huyện có 30.153 con, số trâu, bò xuất bán trong 3 năm qua là 8.487 con, với sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.015 tấn; qua đó, đã giúp cho người chăn nuôi có được nguồn thu nhập ổn định trong và phát triển đàn trâu, bò hàng hóa.

Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Việc thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ đã đêm lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số hộ chuyển đổi từ năm 2016 đến nay mới có 248 hộ, với diện tích 207,4 ha cỏ; với số trâu, bò hiện tại thời điểm thống kê là 1.091 con. Trong khi đó, với số diện tích cỏ đã chuyển đổi của các hộ là 207,4 ha cỏ phải nuôi ít nhất được 1.674 con trâu, bò trở lên. Như vậy, số lượng cỏ tại các hộ chuyển đổi đang có hiện tượng dư thừa rất lớn mà các hộ không thực hiện mở rộng quy mô chăn nuôi trâu, bò theo hình thức gia trại hoặc trang trại là rất lãng phí về mặt kinh tế đối với các hộ nói riêng và của nhà nước nói chung…

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của Dịch tả lợn châu Phi, ngày 20/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch này. Sau đây là toàn văn Chỉ thị.

21/02/2019
Phát triển chăn nuôi - hướng thoát nghèo của người dân Mèo Vạc

BHG - Trước những bất lợi về địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, huyện Mèo Vạc xác định phát triển chăn nuôi là một những hướng đi chính trong phát triển kinh tế. Với việc thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, địa phương đã từng bước xây dựng bước đi vững chắc trên con đường thoát nghèo.

 

20/02/2019
Phong Quang vào vụ trồng dưa hấu

BHG - Thời gian này, nông dân xã Phong Quang (Vị Xuyên) đang tích đẩy nhanh tiến độ trồng dưa hấu vụ Xuân - Hè 2019; đây là loại cây trồng được một số hộ dân trong xã trồng tự phát vào năm 1993. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, từ năm 2015 trở lại đây, người dân đã mở rộng diện tích và không ít gia đình trong xã đã có cuộc sống tốt hơn và thoát nghèo nhờ trồng dưa hấu. 

20/02/2019
Sau 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo ở Hoàng Su Phì

BHG - Nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực vươn lên của người nghèo nên kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 10-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI ở huyện Hoàng Su Phì đạt được nhiều kết quả tích cực. 

20/02/2019