Hoàng Su Phì nỗ lực giảm nghèo bền vững

11:18, 23/01/2019

BHG - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Hoàng Su Phì đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt; qua đó tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Từ nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, ông Ly Văn Sương, thôn Võ Thấu Chải, xã Chiến Phố dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc.
Từ nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, ông Ly Văn Sương, thôn Võ Thấu Chải, xã Chiến Phố dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc.

Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân, nhất là các thôn, xã đặc biệt khó khăn, huyện Hoàng Su Phì đã ban hành kế hoạch triển khai, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tới nhân dân. Đặc biệt, tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý chí, quyết tâm vươn lên của các hộ nghèo, cận nghèo, những đối tượng được thụ hưởng chính sách để đảm bảo tính bền vững của chương trình.

Các chính sách được triển khai đồng bộ, giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận dịch vụ công như y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở; hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, đảm bảo việc làm; phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, điện… Từ đó, nhận được sự hưởng ứng cao của nhân dân và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng chí Lê Bá Hồng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện cho biết: Những năm qua, hoạt động cho vay đối với các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Gắn với đó là đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn người dân sản xuất, lựa chọn cây, con phù hợp để phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi.

Năm qua, tổng nguồn vốn Chương trình 135 và 30a thực hiện trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hơn 9,3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ giống cây ăn quả, trồng chè, giống đậu tương và lúa lai; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các thôn, xã đặc biệt khó khăn. Theo thống kê, các nguồn vốn đang thực hiện theo hình thức đầu tư có thu hồi, tái đầu tư trên địa bàn huyện đến thời điểm hiện tại hơn 7,2 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi.

“Năm 2018, xã Chiến Phố được hỗ trợ 195 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình 135, địa phương dành mua máy phát cỏ đa năng cho các hộ nghèo, cận nghèo; có 52 hộ được hỗ trợ với số tiền 3,7 triệu đồng/hộ. Máy phát cỏ đa năng giúp các hộ tiết kiệm thời gian, công sức trong việc làm cỏ, chuẩn bị đất gieo trồng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc diệt cỏ” - Chủ tịch UBND xã Chiến Phố Lù Seo Seng cho biết.

Cùng với những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện còn một số hạn chế như: Nguy cơ tái nghèo cao; nguồn lực thực hiện có hạn, một bộ phận đối tượng thụ hưởng còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước… Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian tới, huyện Hoàng Su Phì tập trung ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo; thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo…

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đã giúp bộ mặt nông thôn của Hoàng Su Phì có nhiều khởi sắc; các thôn, xã đặc biệt khó khăn có sự đổi thay đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng và mức sống của nhân dân. Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác giảm nghèo của huyện sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả bước đầu mô hình trồng rau an toàn ở Bắc Mê

BHG - Những năm trở lại đây, diện tích rau trên địa bàn huyện Bắc Mê ngày càng tăng mạnh; bà con sản xuất để phục vụ đời sống và một phần trở thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, việc sản xuất rau vẫn mang tính tự phát, diện tích nhỏ lẻ, chưa thành vùng tập trung, chưa được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật… nên sản phẩm chưa đem lại giá trị kinh tế cao. 

23/01/2019
Nông dân Sà Phìn sản xuất, kinh doanh giỏi

BHG - Là một xã vùng cao khó khăn, tuy nhiên nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Sà Phìn (Đồng Văn) đang có sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ đây, xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, được vinh danh nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Sà Phìn – địa bàn sinh sống của đa số đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, chiếm trên 83%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/năm. 

23/01/2019
Thay đổi diện mạo những con đường vùng cao Quản Bạ

BHG - Những con đường bê - tông quanh co, uốn lượn qua các sườn núi để rồi chạy lên các thôn, bản nằm trên núi cao là diện mạo mới ở các xã thuộc huyện Quản Bạ. "Có đường bê - tông, xe máy có thể vận chuyển lợn, ngô, rượu..., xuống chợ để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Trong nhà có con lợn, con gà, ít rau và Thảo quả mang đi bán cũng thuận tiện" - anh Cháng Mí Mỷ, xã Quản Bạ, vui mừng cho biết. Đó là hiệu quả tích cực của Đề án 1 triệu tấn xi - măng được triển khai trên địa bàn huyện Quản Bạ trong hai năm qua.

 

23/01/2019
Phát triển bền vững nghề nuôi ong ở Mèo Vạc

BHG - Nghề nuôi ong lâu nay đã trở thành sinh kế giúp người dân Mèo Vạc từng bước vươn lên thoát nghèo. Địa phương cũng xác định phát triển đàn ong là một trong những nội dung trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tạo "đòn bẩy" để nghề nuôi ong có sự phát triển bền vững và giúp cho thương hiệu "Mật ong Bạc hà" vang danh khắp trong và ngoài nước. Theo đánh giá của cơ quan chức năng và những người trực tiếp nuôi ong ở Mèo Vạc, ong là loài dễ nuôi...

22/01/2019