Niềm vui cho người trồng dong giềng xã Nà Khương

08:49, 27/12/2018

BHG - Nhận thấy cây dong giềng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; dễ trồng, chăm sóc và có giá trị kinh tế cao… Đảng ủy, chính quyền xã Nà Khương (Quang Bình) đã chủ động liên kết ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân,… Từ đó, người dân thấy được lợi ích nên đã mở rộng diện tích phát triển cây dong giềng; góp phần nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cán bộ xã Nà Khương kiểm tra chất lượng củ dong giềng tại thôn Lùng Vi.
Cán bộ xã Nà Khương kiểm tra chất lượng củ dong giềng tại thôn Lùng Vi.

Chúng tôi đến xã Nà Khương vào dịp cuối tháng 11, dọc 2 bên đường và trên các sườn đồi ắp đầy tiếng cười, trò chuyện của bà con đang giúp nhau phát quang vườn và nương dong giềng để chuẩn bị cho mùa thu hoạch mới. Mặc dù, mới bắt đầu vụ thu hoạch; nhưng người dân nơi đây ai nấy đều nhận định: Vụ dong giềng năm nay đạt năng suất, sản lượng cao hơn mọi năm. Vườn dong giềng của gia đình chị Lý Thị Minh, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương năm nay cây phát triển tốt; mỗi gốc ước đạt khoảng 5 kg củ. Chị Minh chia sẻ: Hiện, gia đình tôi có trên 1 ha dong giềng; vụ tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng thêm 1 đến 2 ha nữa để tăng thêm thu nhập.

Đồng chí Nguyễn Văn Đọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nà Khương, cho biết: Những năm trước, người dân ở đây đã chủ động trồng cây dong giềng theo hướng hàng hóa, nhưng do đầu ra không ổn định nên chưa được nhân rộng. Để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm dong giềng của địa phương, năm 2018, xã đã ký kết với HTX Thanh Sơn, xã Vĩ Thượng (Quang Bình) để bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá từ 1.000 nghìn đồng/kg trở lên theo biến động của thị trường; nên năm nay,  người dân rất phấn khởi và tích cực nhân rộng diện tích cây dong giềng trên đất nông nghiệp cho năng suất thấp. Trong năm 2018, xã đã vận động người dân trồng thêm được hơn 20 ha, nâng tổng diện tích cây dong giềng lên khoảng 30 ha tại 3 thôn Lùng Vi, Khản Nhờ và Bó Lầm; năng suất ước đạt 50 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1.500 tấn.

Tại địa phương này, dong giềng thường được trồng từ tháng 3 và tháng 4 năm trước; thời gian sinh trưởng và phát triển cho đến tháng 1 và tháng 2 năm sau thì được thu hoạch. Đến thăm vườn dong giềng của các gia đình trên địa bàn xã, gia đình nào cũng phấn khởi vì năm nay được mùa, giá cả ổn định. Anh Vương Văn Cường, vui mừng chia sẻ: Hiện, người dân chúng tôi không còn phải lo bị ép giá, hoặc bỏ phí củ dong trên nương... Năm nay, với diện tích trên 2 ha dong giềng của gia đình,  trừ hết các khoản chi phí, gia đình ước thu được khoảng 60 triệu đồng.

 Tuy nhiên, hiện trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hộ chưa biết cách chăm sóc cho cây dong giềng, như: Bón phân, phòng, trừ sâu bệnh cho cây và củ; khâu sản xuất và thu hoạch đều bằng thủ công, nên một số hộ sản lượng dong giềng chưa đạt mục tiêu đề ra.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng chí Nguyễn Mạnh Tiềm, Chủ tịch UBND xã Nà Khương, cho biết: Trong thời gian tới, xã sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn cho người dân về cách bảo quản giống, trồng, chăm sóc cây dong giềng; tăng cường kiểm tra tình hình bệnh và có biện pháp khắc phục khi nấm bệnh xuất hiện… đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thu hoạch…

Hy vọng, với sự cố gắng, nỗ lực và chủ động chuyển đổi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Nà Khương sẽ sớm đưa cây dong giềng trở thành mô hình kinh tế có giá trị; góp phần nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững cho ngườ dân nơi đây và được nhân rộng ra các xã khác trên địa bàn huyện. 

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang tri ân khách hàng - Cụ thể hóa thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp

BHG - Công ty Điện lực Hà Giang trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh. Hiện Công ty đang quản lý trên 5.735 km đường dây; trong đó có trên 2.792 km đường dây trung thế, trên 2.943 km đường dây hạ thế; 1.579 trạm biến áp, với tổng dung lượng 283.413 kVA. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của CBCNV ngành Điện Hà Giang, đến nay đã có 195/195 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, với 87,3% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Để có được những kết quả đó...

26/12/2018
Phát huy hiệu quả Chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp

BHG - Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh ta đã có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý  (CDĐL) gồm: Chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, cam Sành và hồng Không hạt Quản Bạ. Việc được cấp CDĐL là sự khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm, cũng là sự bảo hộ của các cơ quan chức năng trước các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín sản phẩm của tỉnh.

 

26/12/2018
Mở rộng thị trường tiêu thụ cam Sành

BHG - Có 8 hợp đồng, biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm cam Sành được ký kết tại Hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam Sành và các đặc sản Hà Giang niên vụ 2018 – 2019 diễn ra tại Hà Nội (từ 19 - 25.12.2018). Tín hiệu vui này góp phần mở rộng cánh cửa thị trường tiêu thụ sản phẩm cam Sành, giúp người trồng cam yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuần lễ quảng bá cam Sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn đang diễn ra tại Hà Nội đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người tiêu dùng Thủ đô. Rất đông doanh nghiệp, người dân đến tham quan, tìm hiểu, mua sản phẩm và đánh giá cao chất lượng, hương vị cam Sành.

 

26/12/2018
Thẩm định, xét công nhận xã Xín Mần (Xín Mần) và Lũng Cú (Đồng Văn) đạt chuẩn Nông thôn mới

BHG - Chiều 25.12, tại UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định Nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức thẩm định, xét công nhận đối với 2 xã Xín Mần (Xín Mần) và Lũng Cú (Đồng Văn) đạt chuẩn Nông thôn mới. Dự và chủ trì buổi họp có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện sở, ngành thành viên Hội đồng thẩm định NTM mới tỉnh; lãnh đạo các huyện, xã được thẩm định NTM…

25/12/2018