Quang Bình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

09:46, 27/11/2018

BHG - Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh; nhiều nông dân huyện Quang Bình đã đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương; góp phần không nhỏ trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện giai đoạn 2016 - 2020.

Bùi Văn Bắc (bên phải), thôn Thượng Minh, xã Vĩ Thượng sử dụng vốn vay từ Nghị quyết 209 để nuôi trâu nhốt vỗ béo.
Bùi Văn Bắc (bên phải), thôn Thượng Minh, xã Vĩ Thượng sử dụng vốn vay từ Nghị quyết 209 để nuôi trâu nhốt vỗ béo.

Tính lũy kế đến giữa tháng 11.2018, huyện Quang Bình có 1.271 hộ đăng ký vay vốn theo Nghị quyết 209 và 86; 766 hộ được giải ngân vốn, với số tiền hơn 81 tỷ đồng. Đa số các hộ vay làm chuồng trại, mua trâu, bò, gia cầm; thâm canh cam Sành và cây chè theo hướng VietGAP. Hiện có, 143 hộ đã hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn, với số tiền trên 16 tỷ đồng. Nhằm đưa nguồn vốn tới người dân, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn; đồng thời, phân công các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh phối hợp với các địa phương, sớm hoàn thành thủ tục, quy trình vay vốn, đảm bảo đúng đối tượng.

Nhận thức rõ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, xã Hương Sơn đã triển khai hiệu quả Nghị quyết số 209 và 86; xã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ tuyên truyền, Tổ thẩm định cùng các ngành chức năng khảo sát, thẩm định những hộ đủ điều kiện để giải ngân. Từ năm 2016 - 2018, xã có 94 hộ được vay vốn với số tiền gần 14 tỷ đồng; còn 38 hộ dư nợ với số tiền 5,2 tỷ đồng. Qua kiểm tra thực tế, nguồn vốn đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng của người dân, làm thay đổi tư duy, đặc biệt trong sản xuất cam Sành. Hiện nay, toàn xã có 638 ha cam, quýt; 421 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 2.571 tấn. Xã đã tuyên truyền, vận động, định hướng người dân đẩy mạnh trồng, chăm sóc cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đối với xã Vĩ Thượng, để giúp người dân có sức đột phá trong sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với các cơ sở chế biến nông sản chất lượng cao; cấp ủy, chính quyền xã vừa phát huy nội lực trong dân, vừa tranh thủ các nguồn hỗ trợ, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT – XH. Vĩ Thượng cũng là địa phương có số hộ vay vốn theo Nghị quyết 209, 86 cao nhất huyện, số tiền vay gần 15 tỷ đồng; từ đó, hình thành nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả.

Anh Bùi Văn Bắc, thôn Thượng Minh, xã Vĩ Thượng, bày tỏ: “Gia đình tôi được vay 160 triệu đồng theo Nghị quyết 209; tôi đã đầu tư và thay đổi hình hình thức chăn nuôi, cải tiến chuồng trại phù hợp mô hình nuôi trâu nhốt vỗ béo. Hiện tại, trong chuồng của gia đình luôn có 8 con trâu; tôi đã trồng thêm 2 nghìn m2 cỏ. Với hình thức mua trâu gầy về vỗ béo; nên tôi phải tìm chọn kỹ trước khi mua, nếu nuôi tốt, khoảng 2 - 3 tháng có thể xuất chuồng. Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 giúp gia đình tôi cơ hội có công việc ổn định, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương”.

Giám đốc Chi nhánh Agribank huyện Quang Bình Triệu Văn Hà, cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn và các xã, thị trấn, tổ chức thẩm định, giải ngân vốn vay kịp thời cho người dân. Nhìn chung, nguồn vốn tạo điểm tựa vững chắc để đưa lĩnh vực nông nghiệp của huyện phát triển mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm hơn. Từ nay đến cuối năm, chi nhánh tiếp tục giải ngân thêm khoảng 5 tỷ đồng cho 30 hộ; kết hợp đôn đốc, thu hồi vốn vay đến kỳ hạn phải trả. Tin rằng với sự tâm huyết, trách nhiệm, đặc biệt ý thức vươn lên của người dân, sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện ngày một phát triển”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Quản Bạ chú trọng phát triển các dịch vụ

BHG - Thực hiện tốt cẩm nang Văn hóa Agribank, luôn chú trọng, làm hài lòng khách hàng và tăng số người dùng các dịch vụ, là mục tiêu phấn đấu của Agribank Quản Bạ. Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của người dân thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển; chính vì vậy, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, Agribank Quản Bạ đã khắc phục mọi khó khăn, cố gắng tiếp cận các nguồn khách hàng tiềm năng để trở thành một trong số những chi nhánh thực hiện tốt việc phát triển các dịch vụ Agribank.

27/11/2018
Dấu ấn an sinh xã hội ở thành phố Hà Giang

BHG - Ngôi nhà gắn biển Agribank; khu "Vườn cổ tích" hay những suất quà, sổ tiết kiệm của nhiều khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Giang (TPHG) đã in đậm dấu ấn Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giang). Những hoạt động an sinh xã hội luôn khắc sâu trong trái tim người thụ hưởng, bởi những giá trị nhân văn sâu sắc Agribank kiến tạo. Giờ đây, được sống trong ngôi nhà mới khang trang gắn biển "Agribank trao tặng nhà Đại đoàn kết"; vợ chồng anh Chấu Pấn Hùng và chị Vù Thị Xiên, tổ 6 (phường Quang Trung)...

27/11/2018
Mèo Vạc chủ động nguồn thức ăn cho gia súc vụ Đông – xuân

BHG - Những năm gần đây, nghề nuôi gia súc của huyện Mèo Vạc đã có bước phát triển nhanh, đặc biệt là từ khi triển khai Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa thì nó đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nhân dân địa phương.

 

27/11/2018
Đồng Văn xây dựng thương hiệu gà xương đen Tả Lủng

BHG - Gà xương đen (còn được gọi là gà Mông), là giống gà quý hiếm được đồng bào dân tộc Mông nuôi thả quảng canh. Ở tỉnh ta, gà xương đen được nuôi nhiều nhất ở 4 huyện vùng cao: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc và trở thành đặc sản có tiếng cùng với nhiều món ăn khác, như  mèn mén, thắng cố,… thu hút du khách tìm và thưởng thức mỗi khi đến với Hà Giang.

 

27/11/2018