Khó khăn trong phát triển các chợ xã vùng biên ở Quản Bạ

12:32, 02/11/2018

BHG - Trong những năm qua, các chợ xã vùng biên giới của huyện Quản Bạ đã có những hoạt động trao đổi, mua, bán hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Nhân dân các xã biên giới chú trọng tham gia phát triển giao lưu buôn bán, thương mại nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, góp phần thu nhập ổn định. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, các chợ xã vùng biên giới nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn...

Chợ biên giới Cao Mã Pờ (Quản Bạ) họp trước cửa Đồn Biên phòng
Chợ biên giới Cao Mã Pờ (Quản Bạ) họp trước cửa Đồn Biên phòng

Quản Bạ có 5 xã giáp biên giới, gồm: Tùng Vài có chợ họp vào thứ 6 hàng tuần; xã Cao Mã Pờ có 2 chợ (chợ nội địa họp thứ 2, chợ biên giới họp thứ 7 tại Mốc 291/2); xã Bát Đại Sơn họp chợ vào thứ 4; Tả Ván có họp chợ thứ 3 và xã Nghĩa Thuận có chợ biên giới tại Mốc 325 họp chợ lùi theo ngày trong tuần. Nhìn chung, các chợ xã vùng biên giới luôn duy trì hoạt động trao đổi, mua bán, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhân dân; các loại hàng hóa trên thị trường phong phú, chủ yếu là hàng thực phẩm, rau quả, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, phân bón, nông cụ... với giá cả tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và giao lưu hàng hóa của nhân dân hai bên biên giới. Thế nhưng, các chợ xã vùng biên giới nêu trên vẫn còn nhiều khó khăn, như: Cơ sở hạ tầng yếu kém; chưa có mặt bằng, có chợ còn tạm bợ họp theo ven đường; chưa có các kiot bán hàng, bãi đỗ xe, cổng chợ...

Đồng chí Tẩn Dâu Cò, Bí thư Đảng ủy xã Cao Mã Pờ, cho biết: Chợ nội địa và chợ biên giới của xã hoạt động trao đổi khá nhộn nhịp, đông đảo. Nhưng hiện nay, chợ biên giới Cao Mã Pờ chỉ hoạt động tạm bợ trước cửa Đồn Biên phòng và theo lề đường chính; người dân tự dựng sạp, dựng bạt, ô che mưa, che nắng để bán hàng... nên rất khó khăn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự… Trước tình hình đó, chính quyền xã vận động người dân đến trao đổi hàng hóa thực hiện nghiêm túc theo quy định, bày hàng gọn gàng, tạo lối đi cho người và xe cộ, chấp hành nội quy của chợ... Xã cũng thành lập Tổ chuyên quản lý, kiểm tra các mặt hàng hóa trong khu chợ, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự nơi giao lưu, buôn bán đông người; đồng thời phát hiện kịp thời các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng nhái để kịp xử lý theo quy định...

Chợ Bát Đại Sơn (Quản Bạ) chưa thu hút nhiều người dân.
Chợ Bát Đại Sơn (Quản Bạ) chưa thu hút nhiều người dân.

 Giống như chợ xã Tùng Vài, Tả Ván, chợ xã Bát Đại Sơn đã có mặt bằng ổn định, cổng chợ kiên cố, thế nhưng chưa có nhà chợ, ki ốt bán hàng, chỗ để xe cho người đến họp chợ,... Nguyên nhân một phần do người dân sống thưa thớt, các thôn bị chia cắt bởi con sông Miện nên nhiều người dân Bát Đại Sơn thuận đường xuống chợ Tráng Kìm (xã Đông Hà) hơn. Do vậy, chợ Bát Đại Sơn tuy có đa dạng các mặt hàng nhưng lại vắng người họp. Bà Mua Thị Pàng (xã Thanh Vân), chủ sạp hàng tạp hóa nhỏ tại chợ Bát Đại Sơn, chia sẻ: “Chợ đây ít người lắm, không bán được nhiều hàng, cả buổi chỉ vài chục người qua mua hàng, đường vừa xa, đi lại khó khăn mà chúng tôi không đi không được...”. “Để hoàn thiện các công trình, hạng mục cho chợ cần một số vốn đầu tư lớn, nên cấp ủy chính quyền xã có hướng tiếp tục vận động người dân duy trì hoạt động chợ; kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ để xây dựng chợ kiên cố, khang trang hơn, tạo điều kiện cho người dân đến trao đổi, giao thương hàng hóa ngày càng thuận lợn và nhộn nhịp hơn” - Đồng chí Mai Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Đại Sơn cho biết.

Thông qua các hoạt động trao đổi, mua, bán nông sản và các mặt hàng thiết yếu tại các chợ nội địa, chợ biên giới đã tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế địa phương… Chính vì vậy, các chợ biên giới rất cần được đầu tư xây dựng, quy hoạch nhằm góp phần phát triển KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên biên giới phát triển giao thương, tăng cường quan hệ hữu nghị.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên kết phát triển cây dược liệu Kim tiền thảo

BHG - Cây dược liệu Kim tiền thảo được Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP)  hỗ trợ phát triển và kỳ vọng trở thành sản phẩm đặc trưng tại xã Yên Thành (Quang Bình). Ngay từ khi bắt đầu triển khai, các nhóm trồng cây Kim tiền thảo đã được Công ty Cổ phần Dược OPC Bắc Giang cung ứng giống và trực tiếp ký hợp đồng thỏa thuận thu mua toàn bộ nguyên liệu đầu ra. Đây là tín hiệu mừng, đem đến cơ hội phát triển kinh tế dựa trên mối liên kết bền vững cho người nông dân.

31/10/2018
Bắc Quang tăng cường quảng bá sản phẩm cam Sành

BHG - Huyện Bắc Quang hiện có gần 4.200 ha cam. Trong đó, cam trồng theo tiêu chuẩn VietGap gần 1.800 ha; tổng sản lượng cam năm nay ước đạt 38.000 tấn. Hiện tại, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ cam cho bà con đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Vùng trồng cam trọng điểm của huyện Bắc Quang tập trung ở các xã: Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tuy... 

31/10/2018
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm việc tại Xín Mần

BHG - Ngày 31.10, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu vực Cửa khẩu Xín Mần - Đô Long. Cùng đi có lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh và huyện Xín Mần. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng tỉnh: Hiện nay, có 4 dự án đã hoàn thành, 4 dự án đang thi công...

31/10/2018
Lễ Công bố xã Quyết Tiến đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018

BHG - Tối 29.10, UBND huyện Quản Bạ đã tổ chức Lễ Công bố xã Quyết Tiến đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2018. 

30/10/2018