Hà Giang

Hiệu quả Nhóm sở thích sản xuất nông nghiệp hữu cơ xã Minh Tân

07:33, 29/11/2018

BHG - Thời gian qua, trên địa bàn xã Minh Tân (Vị Xuyên) đã xuất hiện nhiều nhóm sở thích (NST) của nông dân như: NST trồng cây dược liệu tại thôn Hoàng Lỳ Pả; NST nuôi gà địa phương thôn Phìn Sảng; NST sản xuất nông nghiệp hữu cơ thôn Tân Sơn,… đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế,  xã hội cao. Thông qua các NST, người nông dân từng bước nâng cao được trình độ kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, chăm sóc vật nuôi; đặc biệt là các loại cây, con thế mạnh và có giá trị kinh tế. Cùng với đó, các thành viên trong nhóm luôn có việc làm ổn định, thu nhập được nâng lên, đời sống ngày càng được cải thiện.

Một phần diện tích đất trồng rau hữu cơ của nhóm.
Một phần diện tích đất trồng rau hữu cơ của nhóm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Tân Nguyễn Xuân Đạt dẫn chúng tôi đến thăm NST sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại thôn Tân Sơn, một trong những nhóm tiên phong của xã đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ra thị trường sớm nhất; với quy mô hàng hóa chất lượng đảm bảo, số lượng đều đặn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng chí Đạt cho biết: NST sản xuất nông nghiệp hữu cơ thôn Tân Sơn là mô hình do Hội Nông dân của xã tham mưu thành lập (1.9.2018) nhằm thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế bền vững cho nông dân và đặc biệt là góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hiện NST có 6 thành viên, sản xuất các loại nông sản trên diện tích 6.000 m2 đất nông nghiệp và 5.500 m2 diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản (diện tích đất và mặt nước đều là của các thành viên trong nhóm đóng góp). Đối với đất trồng cây phải là loại đất có độ màu cao, được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; tuyệt đối không có hàm lượng chất diệt cỏ và các chất hóa học độc hại khác. Nguồn nước nuôi trồng thủy sản cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo không bị nhiễm hóa chất và kim loại nặng. Các sản phẩm tuyệt đối không được sử dụng phân hóa học, các chất kích thích sinh trưởng và các sản phẩm biến đổi gen mà hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách tự nhiên thông qua tiến trình hoạt động của các vi sinh vật. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà dùng phương pháp bắt sâu bằng tay hoặc bẫy, bả (không hóa chất) bằng các chế phẩm tự chế bằng thảo mộc như gừng, tỏi, ớt,… để kiểm soát sâu, bệnh hại. Do sản xuất theo phương pháp trên, nên cây trồng có năng suất thấp hơn từ 25 – 40% so với sản xuất bình thường và cây có thời gian sinh trưởng dài hơn; nhưng bù lại sản phẩm cây trồng có hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin,… cao hơn nhiều; theo đó, giá thành cũng cao hơn sản phẩm được sản xuất có sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hóa chất.

Gian hàng giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại chợ trung tâm xã Minh Tân.
Gian hàng giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tại chợ trung tâm xã Minh Tân.

Với sản phẩm là các loại rau, đậu theo mùa; các loại thủy sản bản địa… NST sản xuất hữu cơ thôn Tân Sơn đã mở được 1 gian hàng tại chợ trung tâm xã để trưng bày, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi ngày, gian hàng cho thu nhập từ 200 đến 300 nghìn đồng (khoảng 6 đến 9 triệu đồng/tháng, chưa tính số lượng người tiêu dùng có thể đến tận ao, vườn mua trực tiếp). Trưởng nhóm Bế Hồng Quân cho biết: Mặc dù thu nhập ban đầu chưa cao do quy mô còn nhỏ, sản phẩm ít và chưa đa dạng; trong thời gian tới, nhóm tiếp tục mở rộng nuôi gà, lợn đen; trồng các loại rau đặc sản đặc trưng (bò khai, rau đắng, cá trê, cá chuối…) theo quy trình chăm sóc hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm, và mở rộng thị trường… Hiện nay, nhóm đang lập hồ sơ để được hưởng những chính sách hỗ trợ của huyện trong phát triển nông nghiệp; tận dung tối đa sự hướng dẫn về quy trình kỹ thuật của Hội Nông dân xã trong thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Có thể khẳng định, mô hình NST sản xuất nông nghiệp hữu cơ Tân Sơn đã góp phần bảo vệ môi trường một cách tích cực; hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây là mô hình hiệu quả trong việc chống thoái hóa, nâng cao dinh dưỡng cho đất. Đặc biệt, sản phẩm từ mô hình đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng; đồng thời giúp người dân có công việc và thu nhập ổn định; từng bước nâng cao đời sống và xóa đói, giảm nghèo.

Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang đẩy mạnh phát triển cây cam Sành theo hướng VietGap

BHG - Là địa phương có diện tích cam Sành lớn nhất, nhì của tỉnh; việc tìm hướng phát triển cam Sành bền vững là nhiệm vụ quan trọng của huyện Bắc Quang trong suốt thời gian qua. Có thể khẳng định, cam Sành Hà Giang từ lâu đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Sản phẩm cam Sành có màu vàng sáng, quả mọng nước, vị ngọt đậm;  nhận thấy hiệu quả kinh tế, huyện Bắc Quang đã xác định phát triển cây cam Sành là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là cây kinh tế "mũi nhọn" của địa phương nên đã quan tâm chỉ đạo đầu tư đưa cam Sành trở thành cây thế mạnh chủ lực của huyện

29/11/2018
Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Tây Bắc

BHG - Ngày 27.11,tại  thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Sở Văn hóa TT&DL tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Tây Bắc, năm 2018. Tham gia hội nghị có hơn 120 đại biểu đại diện các hiệp hội, công ty lữ hành du lịch đến từ các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai và một số doanh nghiệp lữ hành du lịch tỉnh Hà Tĩnh.

 

28/11/2018
Đồng Văn xây dựng thương hiệu gà xương đen Tả Lủng

BHG - Gà xương đen (còn được gọi là gà Mông), là giống gà quý hiếm được đồng bào dân tộc Mông nuôi thả quảng canh. Ở tỉnh ta, gà xương đen được nuôi nhiều nhất ở 4 huyện vùng cao: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc và trở thành đặc sản có tiếng cùng với nhiều món ăn khác, như  mèn mén, thắng cố,… thu hút du khách tìm và thưởng thức mỗi khi đến với Hà Giang.

 

27/11/2018
Agribank Quản Bạ chú trọng phát triển các dịch vụ

BHG - Thực hiện tốt cẩm nang Văn hóa Agribank, luôn chú trọng, làm hài lòng khách hàng và tăng số người dùng các dịch vụ, là mục tiêu phấn đấu của Agribank Quản Bạ. Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của người dân thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển; chính vì vậy, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, Agribank Quản Bạ đã khắc phục mọi khó khăn, cố gắng tiếp cận các nguồn khách hàng tiềm năng để trở thành một trong số những chi nhánh thực hiện tốt việc phát triển các dịch vụ Agribank.

27/11/2018