Thị trấn Yên Minh khó khăn trong xây dựng đô thị loại IV

09:42, 25/10/2018

BHG - Phấn đấu đưa thị trấn Yên Minh trở thành đô thị loại IV vào năm 2020 được Đảng bộ huyện Yên Minh xác định là 1 trong 3 chương trình trọng tâm. Quyết định 142 ngày 20.1.2017 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2014 – 2020 cũng xác định thị trấn Yên Minh là 1 trong 3 đô thị trung tâm cấp tỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mục tiêu này đang gặp nhiều khó khăn.

Khu trung tâm thị trấn Yên Minh đang từng ngày thay đổi tích cực.
Khu trung tâm thị trấn Yên Minh đang từng ngày thay đổi tích cực.

Thị trấn Yên Minh hiện có 17 thôn, 8 tổ dân phố, trên 1.500 hộ khoảng 7 nghìn khẩu. Tính đến giữa năm 2018, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp của thị trấn đạt gần 14 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp trên 45 tỷ đồng, thương mại – dịch vụ trên 71 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt gần 22 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn trên 17%; các dịch vụ y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người dân... Từ năm 2012, thị trấn Yên Minh được UBND tỉnh công nhận đô thị loại V.

Từ những điều kiện thực tế, thị trấn Yên Minh được xác định là 1 trong 3 đô thị cấp tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ thị trấn Yên Minh, địa phương mới đạt 27/50 chỉ tiêu của đô thị loại IV. Trong số 23 chỉ tiêu chưa đạt, nhiều chỉ tiêu rất khó thực hiện như: Cân đối thu, chi ngân sách; thu nhập bình quân đầu người hàng năm; dân số, tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; số lượng không gian công cộng của đô thị...

Theo Chủ tịch UBND thị trấn Yên Minh Lại Quang Thắng, từ đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020 đến nay, địa phương nhận được sự quan tâm rất lớn từ cấp ủy, chính quyền huyện, đặc biệt việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, chỉnh trang đô thị… Một số quy hoạch các cơ quan, đơn vị, khu chức năng của đô thị loại IV cũng được huyện, tỉnh điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, thị trấn còn nhiều yếu tố khách quan như trình độ dân trí thấp, sự phát triển không đồng đều, nguồn lực đầu tư hạn chế, giao thông khó khăn, thiếu mặt bằng xây dựng… ảnh hưởng nhiều đến các tiêu chí, chỉ tiêu của đô thị loại IV.

Phó phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Minh Nguyễn Thị Hương Hiền cho biết: Theo Quyết định 438 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn đến năm 2030, thị trấn Yên Minh được định hướng là trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh nên hầu hết các vị trí đất trống, đất được tỉnh, huyện quy hoạch, đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… đều chuyển thành đất trồng cây xanh cảnh quan, khu vui chơi sinh thái. Trong khi quỹ đất ở của thị trấn rất ít, khó thu hút dân cư về sống tập trung để đảm bảo mật độ dân số của đô thị loại IV. Ngoài ra, Quyết định 438 cũng làm cho tiến độ thực hiện các dự án xây dựng một số cơ quan, đơn vị hay thu hút doanh nghiệp đầu tư gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, huyện đã phải tạm dừng đề xuất khu vực phát triển, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thị trấn Yên Minh.

Từ những dữ kiện trên cho thấy, “con đường” trở thành đô thị loại IV vào năm 2020 của thị trấn Yên Minh còn nhiều gian nan. Điều này đỏi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền, người dân nơi đây; đặc biệt, thị trấn rất cần sự hỗ trợ của tỉnh, huyện trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp triển khai các dự án…

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiểm tra việc thực hiện làm đường bê - tông giao thông nông thôn tại huyện Mèo Vạc

BHG - Ngày 24.10, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Phó Giám đốc Sở xây dựng Nguyễn Quang Hưng làm Trưởng đoàn đã có cuộc kiểm tra chất lượng một số công trình đường giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Theo báo cáo của UBND huyện Mèo Vạc: Năm 2018, huyện được tỉnh giao 22 tỷ đồng làm đường bê - tông nông thôn, huyện cấp thêm 473 triệu đồng hỗ trợ cước vận chuyển xi măng từ trung tâm huyện đến các công trình. UBND huyện đã phân cấp cho 14 xã làm chủ đầu tư, thi công 20 công trình có tổng chiều dài trên 53 km. Kết quả giải ngân vốn đến hết tháng 9 đạt 43,6% kế hoạch.

 

25/10/2018
Đổi thay mạnh mẽ ở vùng đồng bào Mông

BHG - "Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của người Mông ở trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn đã thay đổi. Bà con đã biết cách làm ăn, nên cuộc sống khá hơn rất nhiều; ngày xưa toàn ăn mèn mén (ngô), rau rừng… bây giờ thì gạo nhiều, thậm chí gạo Khẩu Mang của người Mông còn là đặc sản; xe máy mỗi nhà cũng có 1-2 chiếc rồi…" - Phó Bí thư Đảng ủy xã Sà Phìn (Đồng Văn), Sùng Pà Say phấn khởi cho biết.

 

25/10/2018
Xã Tát Ngà chú trọng phát triển cây ôn đới

BHG - Thực hiện Quyết định số 477 và 478/QĐ-UBND của UBND huyện Mèo Vạc ban hành ngày 28.4.2017 về việc việc phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo Chương trình 30a và Chương trình 135; xã Tát Ngà (Mèo Vạc) đã triển khai trồng xong cây ôn đới giai đoạn 1 đối với cây ổi Đài Loan và tiếp tục triển khai trồng cây ôn đới giai đoạn 2 cây hồng Không hạt.Trong giai đoạn 1, xã Tát Ngà trồng xong 4.745 cây ổi Đài Loan với 142 hộ tham gia thuộc 7/10 thôn: Khuổi Roài... 

25/10/2018
Quang Bình chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

BHG - Thời tiết hanh khô, giao mùa là điều kiện dịch, bệnh phát triển mạnh trên gia súc, gia cầm. Để hạn chế thiệt hại, huyện Quang Bình đã chủ động tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, tiến hành tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, đáp ứng nguồn thức ăn… đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt. Chị Phù Thị Lệ, thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc, nuôi đàn gà đen 500 con và gần 20 con lợn đen; gia đình đã xây dựng 3 khu chuồng trại riêng biệt, trong đó 2 khu nuôi gà với đầy đủ hệ thống máng ăn, nước uống được bố trí khoa học...

25/10/2018