Tháo gỡ khó khăn trong nuôi trồng thủy sản

09:28, 10/10/2018

BHG - Cá Bỗng, cá Chiên, Dầm xanh, cá Anh vũ… là những loại cá đặc sản nổi tiếng, được nuôi chủ yếu trên sông Gâm, sông Chừng, sông Miện và sông Lô đoạn chảy qua địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, việc nuôi trồng thủy sản tại tỉnh ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Nuôi cá lồng đã mang lại cho gia đình anh Trần Văn Tường, thôn Pắc Sáp, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) nguồn thu nhập ổn định.
Nuôi cá lồng đã mang lại cho gia đình anh Trần Văn Tường, thôn Pắc Sáp, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) nguồn thu nhập ổn định.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, lĩnh vực thủy sản thời gian qua chưa được đầu tư đúng mức; năng suất nuôi trồng thấp, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, chỉ đóng góp được khoảng 1,4 – 1,5% trong giá trị ngành Nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có chính sách thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản; đa số các hồ chứa hiện chưa được tận dụng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nuôi bằng hình thức lồng, bè tại các hồ chứa thủy điện với 12 hồ có dung tích trên 3 triệu m3 tại huyện Bắc Quang, Quang Bình, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Bắc Mê và 45 hồ chứa tự nhiên ở huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang chưa thực sự được chú trọng.

Thực tế cho thấy, nghề nuôi cá lồng, bè trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát huy được tiềm năng. Tuy số lượng lồng, bè và sản lượng thủy sản tăng dần qua các năm, nhưng sản phẩm chưa thực sự trở thành hàng hóa. Người nuôi phát triển một cách tự phát, không theo quy hoạch, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên dễ bị thương lái ép giá, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, môi trường ngày càng ô nhiễm, sự biến động thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động từ những nhà máy đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người nuôi... Điển hình như huyện Bắc Mê, việc nhân giống và nuôi cá Lăng, Chiên, Dầm xanh, Anh vũ gặp rất nhiều khó khăn trong mùa nước cạn; nhất là chất thải Chì, Kẽm của Công ty TNHH CKC (Bảo Lâm - Cao Bằng) ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân…

Anh Trần Thanh Hải, cán bộ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Mê chăm sóc cá Bỗng được nhân giống từ phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Anh Trần Thanh Hải, cán bộ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Mê chăm sóc cá Bỗng được nhân giống từ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển chuỗi giá trị cá đặc sản, đáp ứng nhu cầu thị trường dựa trên phát triển các mô hình kinh tế hợp tác và ứng dụng khoa học - công nghệ, tỉnh ta đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra, tập trung sản xuất, cung ứng các giống cá đặc sản có chất lượng, tiến tới nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt giá trị kinh tế cao; phấn đấu đến năm 2020, giá trị ngành thủy sản đạt 100 - 150 tỷ đồng, chiếm 2 - 3% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản; đến năm 2030, chiếm 4 - 6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đạt giá trị 300 tỷ đồng; toàn tỉnh có khoảng 500 – 600 lồng, bè nuôi tại các hồ thủy điện.

Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh ta ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hình thành các cơ sở ươm giống cá bản địa và sản xuất giống cá tại chỗ; đầu tư trang thiết bị phục vụ sinh sản nhân tạo cá giống tại Trung tâm Thủy sản; hình thành các trạm vệ tinh sản xuất, cung ứng cá giống tại các xã vùng trọng điểm thủy sản. Đồng thời, giao các cơ quan chức năng khảo sát, rà soát các vị trí có khả năng nuôi cá lồng; có quy chế phối hợp với các Nhà máy Thủy điện để đặt lồng nuôi; hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất thủy sản…

Bài, ảnh: VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ Quý IV - 2018.

BHG - Ngày 8.10, Công ty Điện lực Hà Giang tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ Quý 4 - 2018. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, tập thể lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Giang đã đoàn kết nhất trí cao trong công tác lãnh, chỉ đạo và điều hành; đội ngũ cán bộ, CNVC-NLĐ không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, năng động, sáng tạo thi đua lao động sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu đề ra...

09/10/2018
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến nghe báo cáo tiến độ một số dự án

BHG - Chiều 9.10, tại Phòng họp Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo một số sở, ngành, Văn phòng UBND tỉnh và thành phố Hà Giang nghe báo cáo tiến độ triển khai Dự án của Công ty TNHH Hào Hưng – Hà Giang (Công ty Hào Hưng) và tiến độ giải quyết mặt bằng cho Công ty Cổ phần xe khách Hà Giang.

09/10/2018
Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở Vị Xuyên

BHG - Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ 23, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, công tác xây dựng Đảng  đạt nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, Đảng bộ huyện Vị Xuyên có 27 Đảng bộ và 53 chi bộ trực thuộc, trong đó có 416 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với trên 7.600 đảng viên. 

08/10/2018
Phát triển bền vững cam Sành

BHG - Hiện nay, tổng diện tích cam, quýt toàn tỉnh đã cao gấp 1,8 lần so với mục tiêu Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Theo dự báo từ cơ quan chuyên môn, niên vụ 2018 – 2019, sản lượng cam ước đạt trên 50.000 tấn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong công tác quảng bá, xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm cam. thực tế sản xuất cam Sành hiện nay cũng bộc lộ những "nút thắt" cần tháo gỡ.

 

 

08/10/2018