Khởi sắc "bức tranh" chăn nuôi đại gia súc

08:32, 11/10/2018

BHG - Gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” (Đề án), đàn đại gia súc trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển KT – XH của địa phương, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Anh Vàng Chỉn Thanh, xã Phong Quang (Vị Xuyên) chăm sóc đàn đại gia súc của gia đình.
Anh Vàng Chỉn Thanh, xã Phong Quang (Vị Xuyên) chăm sóc đàn đại gia súc của gia đình.

Ngày 31.10.2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2265/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án với mục tiêu: Đến năm 2025, tổng đàn đại gia súc của tỉnh đạt 403.966 con; đưa tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp lên 35%; toàn tỉnh có ít nhất 300 trang trại, gia trại đại gia súc có quy mô từ 30 con trở lên; có khoảng 10 doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi đại gia súc; ứng dụng KHKT vào phát triển đàn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm; mở rộng diện tích trồng cỏ để cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò.

Với quyết tâm chính trị cao, các cấp, các ngành đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của đề án. Nhờ vậy “bức tranh” chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đã thực sự khởi sắc. Hiện nay, toàn tỉnh có 287.809 con trâu, bò; tăng 7.759 con so với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án; đạt 99,8% kế hoạch phát triển tổng đàn đại gia súc năm 2018; đạt 60% kế kế hoạch Đề án; trong đó, tăng tự nhiên là 5.700 con, tăng cơ học trên 2 nghìn con. Tổng số trâu, bò hàng hóa đã xuất bán ra thị trường trên 18 nghìn con. Các địa phương đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho 3 nghìn con trâu, bò; trong đó, có 2.114 con thành công; diện tích cỏ trồng mới và thay thế đạt 673 ha, nâng tổng diện tích trồng cỏ hiện có toàn tỉnh lên 24.650 ha. Toàn tỉnh giải ngân trên 376 tỷ đồng từ Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh cho trên 4.600 hộ vay mua trên 18 nghìn con trâu, bò; hình thành 135 trang trại, gia trại chăn nuôi đại gia súc; trong đó, có 4 trang trại quy mô từ 60 con trở lên; 131 gia trại quy mô từ 15 đến dưới 60 con; thực hiện bình tuyển trên 7 nghìn con trâu, bò cái đạt tiêu chuẩn làm giống và xây dựng vùng trâu, bò giống tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Mèo Vạc, Yên Minh, Xín Mần; xây dựng 5 chợ buôn bán gia súc tại Xín Mần, Mèo Vạc, Vị Xuyên, nâng tổng số chợ buôn bán đại gia súc đang hoạt động toàn tỉnh lên 14 chợ. Ban Điều phối Chương trình CPRP của tỉnh phối hợp triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu sản phẩm bò vàng Hà Giang.

Anh Vàng Chỉn Thanh, xã Phong Quang (Vị Xuyên) chia sẻ: “Sau khi được cán bộ xã tuyên truyền về đề án, gia đình tôi đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh, vay thêm từ người thân, bạn bè mua được 10 con bò để nuôi. Sau 1 năm tích cực chăm sóc, có 3 con bò sinh sản thêm được 3 con bê. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mua thêm trâu để tăng đàn gia súc của gia đình lên quy mô trên 20 con. Đây thực sự là một chính sách đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập”.

Trao đổi với phóng viên về tiến độ triển khai thực hiện Đề án, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trịnh Văn Bình cho biết: “Cụ thể hóa kế hoạch phát triển đàn gia súc năm 2018 của UBND tỉnh; các huyện, thành phố đều chủ động xây dựng các phương án, đề án phát triển đàn đại gia súc; linh hoạt trong lồng ghép các nguồn vốn; hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi; đẩy mạnh thực hiện thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò... Vì vậy, tốc độ tăng trưởng đàn đại gia súc sau gần 1 năm thực hiện đề án là rất khả quan. Đặc biệt, nhiều hộ đã có sản phẩm gia súc hàng hóa bán ra thị trường. Trong thời gian tới, Chi cục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương tiếp tục đẩy mạnh hiện đề án; chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các huyện tăng cường chuyển giao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển chăn nuôi”.

Tốc độ tăng đàn nhanh, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến sản phẩm từ chăn nuôi đại gia súc, chưa xây dựng được chuỗi liên kết giữa chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để hoàn thành mục tiêu của đề án, các cấp, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn gia súc; phát động các phong trào thi đua; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hiệu quả hoạt động của các chợ buôn bán gia súc; kêu gọi các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi… để số lượng đàn gia súc tăng song hành cùng chất lượng.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho thanh niên Hoàng Su Phì

BHG - Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. Theo thống kê, nghề sữa chữa máy nông nghiệp hiện nay đang thu hút nhiều thanh niên tham gia học, lý do là người học có thể tự tìm kiếm việc làm ngay tại địa phương sau khi đào tạo và thu nhập cao hơn so với một số ngành, nghề khác. Theo ông Dương Hồng Chí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên...

11/10/2018
"Vị ngọt" làng Mông kiểu mẫu Vĩnh Sơn

BHG - "Thôn Vĩnh Sơn hiện chỉ còn 4/158 hộ đồng bào Mông thuộc diện nghèo đa chiều; 84 hộ khá, giàu; các hộ còn lại đều có của ăn, của để; đời sống của người dân trong thôn xếp hàng khá nhất địa phương" - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) Hoàng Hải Chư vui mừng chia sẻ. Cách đây gần 16 năm, tôi có viết Ký sự về những thành tích ổn định cuộc sống sau chuyển cư từ biên giới về Vĩnh Sơn của đồng bào Mông đăng trên Báo Nhân dân. Ngày ấy, Vĩnh Sơn chỉ có 15 hộ đồng bào Mông, hơn 200 khẩu đã bám đất này vượt khó vươn lên...

10/10/2018
Từng bước xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Tân Bắc

BHG - Chè Shan tuyết là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Tân Bắc (Quang Bình). Thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm", cấp ủy, chính quyền xã đã và đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân mở rộng diện tích và sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

10/10/2018
Hội Nông dân Mèo Vạc: Tín chấp gần 50 tỷ đồng cho Hội viên vay phát triển kinh tế

BHG - Tính đến đầu tháng 10. 2018, các cấp Hội Nông dân huyện Mèo Vạc đã tín chấp trên 54,8 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hàng nghìn hội viên vay phát triển kinh tế gia đình. Nhìn chung, các hội viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Phần lớn vốn vay để phát triển chăn nuôi và kinh doanh, buôn bán nhỏ.

10/10/2018