Hội Nông dân Mèo Vạc: Tín chấp gần 50 tỷ đồng cho Hội viên vay phát triển kinh tế

15:34, 10/10/2018

BHG - Tính đến đầu tháng 10. 2018, các cấp Hội Nông dân huyện Mèo Vạc đã tín chấp trên 54,8 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hàng nghìn hội viên vay phát triển kinh tế gia đình. Nhìn chung, các hội viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Phần lớn vốn vay để phát triển chăn nuôi và kinh doanh, buôn bán nhỏ.

Nhờ nguồn vốn vay và được tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhiều nông dân đã có thêm thu nhập từ nông nghiệp. Trong ảnh: Bà con nông dân huyện Mèo Vạc trồng giống dưa chuột nương mang lại thu nhập cao.
Nhờ nguồn vốn vay và được tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhiều nông dân đã có thêm thu nhập từ nông nghiệp. Trong ảnh: Bà con nông dân huyện Mèo Vạc trồng giống dưa chuột nương mang lại thu nhập cao.

Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay, nhất là các món vay mới giải ngân, hàng tháng phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện đôn đốc thu nộp gốc, lãi tồn đến hạn. Hiện nay Hội đã thành lập được 62 Tổ tiết kiệm và vay vốn, quản lý trên 54,8 tỷ đồng. Thường xuyên phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và dạy nghề ngắn hạn cho hội viên và con em hội viên nông dân.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, cũng được các cấp Hội Nông dân huyện Mèo Vạc còn duy trì và đẩy mạnh… Qua đó đã giúp được nhiều hội viên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

                                                                                Tin, ảnh: Minh Chuyên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Vị ngọt" làng Mông kiểu mẫu Vĩnh Sơn

BHG - "Thôn Vĩnh Sơn hiện chỉ còn 4/158 hộ đồng bào Mông thuộc diện nghèo đa chiều; 84 hộ khá, giàu; các hộ còn lại đều có của ăn, của để; đời sống của người dân trong thôn xếp hàng khá nhất địa phương" - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) Hoàng Hải Chư vui mừng chia sẻ. Cách đây gần 16 năm, tôi có viết Ký sự về những thành tích ổn định cuộc sống sau chuyển cư từ biên giới về Vĩnh Sơn của đồng bào Mông đăng trên Báo Nhân dân. Ngày ấy, Vĩnh Sơn chỉ có 15 hộ đồng bào Mông, hơn 200 khẩu đã bám đất này vượt khó vươn lên...

10/10/2018
Từng bước xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Tân Bắc

BHG - Chè Shan tuyết là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Tân Bắc (Quang Bình). Thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm", cấp ủy, chính quyền xã đã và đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân mở rộng diện tích và sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

10/10/2018
Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng

BHG - Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng là một tiện ích, góp phần mang lại hiệu quả quản lý, giám sát, giảm sử dụng tiền mặt trong các hoạt động thanh toán. Đồng thời, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, tạo cơ sở cho việc áp dụng hành chính công trực tuyến, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của tổ chức, cá nhân.

10/10/2018
Tăng cường liên kết sản xuất mía đường ở Quang Bình

BHG - Toàn huyện Quang Bình hiện có 72 ha mía, chủ yếu là mía nguyên liệu được trồng theo cơ chế liên kết đầu tư có thu hồi với Công ty Cổ phần Mía đường (CTCPMĐ) Sơn Dương (Tuyên Quang); còn lại được bà con tiêu thụ trên địa bàn. Trong những năm gần đây, cây mía đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình; góp phần vào xóa đói, giảm nghèo và mở ra tiềm năng trong phát triển kinh tế ở địa phương.

10/10/2018