Cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên ở Yên Minh

09:20, 26/10/2018

BHG - 2 dãy chuồng với diện tích 400 m2, nuôi 33 con lợn nái và 2 lợn đực giống; có khả năng cung ứng ra thị trường khoảng 500 con lợn giống mỗi năm của gia đình anh Hà Kim Ánh, tổ 6, thị trấn Yên Minh là cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên của huyện Yên Minh đến thời điểm này. Để xây dựng được cơ sở sản xuất lợn giống quy mô như vậy, một nửa số kinh phí đầu tư của gia đình anh Ánh được Agribank Yên Minh cho vay theo chính sách ưu đãi từ Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh.

Cơ sở sản xuất lợn giống của anh Hà Kim Ánh.
Cơ sở sản xuất lợn giống của anh Hà Kim Ánh.

Gia đình anh Ánh đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi lợn nái sinh sản, tuy nhiên, trước đây chỉ dừng ở quy mô nhỏ. Được sự tuyên truyền, định hướng của các cấp, ngành; cuối năm 2017, gia đình anh Anh đã mạnh dạn làm thủ tục vay vốn của Agribank Yên Minh để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất lợn giống. Theo phương án sử dụng vốn vay, cơ sở sản xuất lợn giống của gia đình anh có quy mô tối thiểu 30 con, với 28 lợn nái và 2 lợn đực giống và có khả năng cung ứng ra thị trường khoảng 500 con giống mỗi năm. Với tổng diện tích xây dựng gần 1.500 m2, trong đó, 400 m2 chuồng nuôi được thiết kế theo tiêu chuẩn của cơ quan chuyên môn. Khu vực sân thả (sân chơi) cho lợn con hoạt động rộng 900 m2 và một nhà kho rộng 60 m2 để thức ăn. Tổng mức đầu tư (gồm cả xây dựng hạ tầng và mua con giống) ước tính 1,1 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay của Agribank là 400 triệu đồng.

Sau khi được Agribank Yên Minh giải ngân vốn vay (đầu năm 2018), gia đình anh Ánh đã hoàn thành xây dựng chuồng trại và mua lợn giống theo đúng phương án đã xây dựng. Hiện tại, cơ sở sản xuất lợn giống của gia đình anh đang có 32 con lợn nái giống và 3 lợn đực giống. Đến nay, có 2 lợn nái đã sinh sản lứa đầu tiên được 15 con giống và 4 con nái khác, dự kiến sẽ sinh sản trong tháng 10 này. Anh Ánh cho biết: Cũng từ sự vận động của các cấp, các ngành và tạo điều kiện giúp đỡ về các thủ tục vay vốn của Agribank Yên Minh, nên gia đình tôi mới mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn như hiện nay. Toàn bộ số lợn giống gia đình mua đều là giống lợn đen địa phương, nên phần nào yên tâm với điều kiện khí hậu cũng như phương pháp chăn nuôi của gia đình; và giống lợn đen bản địa cũng dễ tiêu thụ trên địa bàn bàn huyện.

Nguồn vốn vay của Agribank Yên Minh đã tác động và đóng góp lớn vào thành công trong quá trình xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn của gia đình anh Ánh. Đồng thời, góp phần không nhỏ vào tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, phương án của huyện về thực hiện Nghị quyết số 209, 86 của HĐND tỉnh về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa, cũng như kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn, gà địa phương trên địa bàn huyện thời gian qua…

Bài, ảnh: Trung Nhân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Chi nhánh Đồng Văn Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm

BHG - Hoạt động trên địa bàn có mặt bằng dân trí không đồng đều, KT - XH có sự chênh lệch giữa các vùng; nhu cầu vay vốn của người dân nhiều, nhưng số hộ có nhu cầu vay vốn lớn để mở rộng quy mô phát triển kinh tế lại rất ít…, điều này đã gây khá nhiều khó khăn trong hoạt động của Agribank Chi nhánh Đồng Văn. Mặc dù vậy, tập thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh vẫn đặt quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018, do Agribank tỉnh giao ở mức cao nhất.

 

26/10/2018
Góp sức cho hoạt động an sinh xã hội

BHG - Hiện, Agribank Chi nhánh Hà Giang có mạng lưới 19 điểm giao dịch cố định và 1 điểm giao dịch lưu động; cùng 19 cây ATM rút tiền tự động. Lượng khách hàng cũng thuộc diện lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, với trên 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 80.000 khách hàng. Agribank Chi nhánh Hà Giang có lượng phát hành thẻ ATM trên địa bàn lên đến trên 92.000 thẻ, trên 83.000 người sử dụng dịch vụ Mobile banking. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn, việc phối hợp với Agribank Hà Giang trong chi trả lương qua tài khoản...

26/10/2018
Sức dân trong "dân vận khéo"

BHG - Từ năm 2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phát động, triển khai phong trào "Dân vận khéo" tới các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và người dân. Hàng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch triển khai phong trào "Dân vận khéo" theo chủ đề từng năm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế địa phương như: "Dân vận khéo tham gia xây dựng Nông thôn mới (NTM)", "Phát huy dân chủ trong xây dựng NTM", "Nhân rộng các điển hình trong xây dựng NTM", "Xây dựng NTM và đô thị văn minh"; "Xây dựng NTM và đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền"…

 

26/10/2018
Đổi thay mạnh mẽ ở vùng đồng bào Mông

BHG - "Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của người Mông ở trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn đã thay đổi. Bà con đã biết cách làm ăn, nên cuộc sống khá hơn rất nhiều; ngày xưa toàn ăn mèn mén (ngô), rau rừng… bây giờ thì gạo nhiều, thậm chí gạo Khẩu Mang của người Mông còn là đặc sản; xe máy mỗi nhà cũng có 1-2 chiếc rồi…" - Phó Bí thư Đảng ủy xã Sà Phìn (Đồng Văn), Sùng Pà Say phấn khởi cho biết.

 

25/10/2018