Xoá đói, giảm nghèo ở Thượng Bình còn lắm gian nan

14:23, 30/09/2018

BHG- Xã Thượng Bình (Bắc Quang) có 442 hộ, trên 2 nghìn khẩu, sống tại 7 thôn, bản; trong đó, dân tộc Mông chiếm trên 51%. Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo còn 45,6%; địa hình chia cắt mạnh, xuất phát điểm kinh tế thấp… nên công cuộc xoá đói, giảm nghèo còn nhiều gian nan.

Gia đình anh Hoàng Văn Thiên, thôn Nặm Pặu, xã Thượng Bình được Thường trực HĐND huyện Bắc Quang hỗ trợ xoá nhà tạm.
Gia đình anh Hoàng Văn Thiên, thôn Nặm Pặu, xã Thượng Bình được Thường trực HĐND huyện Bắc Quang hỗ trợ xoá nhà tạm.

Tôi có mặt tại xã Thượng Bình vào đúng dịp chợ phiên, chợ họp trước cổng UBND xã trong một khoảng đất hẹp, khá đông người đến chợ; nhiều hàng hoá được các tiểu thương mang đến bán cho đồng bào địa phương. Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Bình Lý Văn Phúc cho biết, chợ phiên được tổ chức thường lệ vào sáng thứ 5 hàng tuần. Mọi trao đổi, mua bán của người dân địa phương đều thông qua chợ phiên. Tuy vậy, khảo sát một vòng cho thấy, chợ rất… “nghèo”; cả chợ có 2 phản thịt lợn bày bán. Nhưng điều đáng nói, thịt lợn do những tiểu thương mang từ bên ngoài vào xã; trong chợ không có mặt hàng nào dù chỉ bó rau rừng, hay con gà, vịt, cá nuôi tại địa phương.

Một góc chợ phiên xã Thượng Bình.
Một góc chợ phiên xã Thượng Bình.

Nói điều này với lãnh đạo huyện, Chủ tịch HĐND huyện Bắc Quang Hoàng Quang Phùng phải thốt lên: Thượng Bình còn nghèo lắm, chưa thấy một mặt hàng nào được coi là sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương. Chính vì vậy, HĐND huyện Bắc Quang phải đứng ra đỡ đầu xã Thượng Bình và thôn Nặm Pặu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng tập trung. Sau gần 2 năm trợ giúp, đến nay, thôn Nặm Pặu đã xây dựng được một số mô hình kinh tế, trồng mới 235 ha rừng, có 9 hộ thực hiện trồng rừng theo Chứng chỉ FSC (phát triển rừng bền vững); đàn gia súc trong thôn hiện có 98 con trâu, 215 con dê, 285 con lợn, khoảng 2.500 con gia cầm. Thôn Nặm Pặu đã thành lập Nhóm sở thích chăn nuôi, có 3 hộ nuôi trâu sinh sản, 10 hộ nuôi dê với 120 con, 1 hộ nuôi lợn đen thương phẩm và chuyển đổi 57 ha đất vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Thôn đã huy động làm đường bê - tông, kiên cố kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất, xây trụ sở thôn, hoàn thiện xong cơ bản cơ sở vật chất trường lớp… Nhưng điều quan trọng hơn cả, tư duy làm ăn nhỏ lẻ trước đây đã dần được loại bỏ.

Báo cáo giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã cho thấy: Có 7 chỉ tiêu đạt và vượt, 4 chỉ tiêu đạt từ 50 – 70% và 4 chỉ tiêu đạt dưới 50%. Những chỉ tiêu chưa đạt là trồng chè (toàn xã chỉ có 2 ha), trồng tỏi được 0,5 ha, dứa mới dừng ở mức trồng khảo nghiệm…

Chủ tịch HĐND huyện Bắc Quang Hoàng Quang Phùng cho rằng, thế mạnh của Thượng Bình là rừng, đất rừng; nên cần tập trung phát triển kinh tế rừng gắn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, nuôi cá. Nếu coi trọng phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại tổng hợp để đầu tư thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi ha rừng trồng keo, sau 6 năm sẽ thu về ít nhất từ 55 – 70 triệu đồng. Mỗi gia đình trồng 3 – 5 ha rừng, sau một chu kỳ thu hoạch thừa sức xoá nghèo, nhưng để làm được như vậy, cần cuộc cách mạng lớn, tạo cú hích thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Làm thế nào để Thượng Bình có sản phẩm hàng hoá, câu hỏi này được Chủ tịch HĐND huyện Bắc Quang Hoàng Quang Phùng đặt ra cho lãnh đạo xã trong buổi làm việc với thôn Nặm Pặu gần đây. Được biết, gần 2 năm Thường trực HĐND huyện phụ trách công tác xoá đói, giảm nghèo tại Thượng Bình, câu hỏi xoá nghèo liên tục được đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên. Thường trực HĐND huyện cũng giao cho mỗi cán bộ HĐND huyện, kết hợp với xã phân loại hộ nghèo, cận nghèo để giúp đỡ xoá nghèo theo cách thiếu gì, giúp nấy. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch cây trồng, vật nuôi còn chậm, nguyên nhân do sức ỳ còn bám chặt trong mỗi người dân.

Rất mong, lãnh đạo xã Thượng Bình, mỗi người dân cần mạnh dạn thay đổi tư duy, chủ động khai thác lợi thế, cùng đồng tâm, hiệp lực, giải “bài toán” thoát nghèo của vùng đất này.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Nghĩa Thuận vào vụ thu hoạch Hồng không hạt

BHG - Xã Nghĩa Thuận được mệnh danh là vựa hồng của huyện Quản Bạ, với hơn 70 ha cho thu hoạch; vụ hồng năm nay ước tính sẽ thu khoảng 50 tấn quả, giúp nhiều người dân xoá đói, giảm nghèo hiệu quả. Đến thăm vườn hồng của gia đình ông Vàng Dung Pháng, thôn Cốc Pục, xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ), ông cho biết: Gia đình có gần 2 ha hồng, trong đó, gần 1 ha đang cho thu hoạch. So với năm trước, vụ hồng năm nay năng suất cao hơn, ước đạt 4 tấn quả; giá bán khoảng 30 nghìn đồng/kg, gia đình tôi sẽ thu được trên 120 triệu đồng...

30/09/2018
Mở hồ sơ dự thầu gói thầu cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, phân tích mẫu và đánh giá chứng nhận sản phẩm cam Sành và Chè búp tươi được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP

BHG - Ngày 27.9, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và Thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) tổ chức mở thầu các gói thầu cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, phân tích mẫu và đánh giá, chứng nhận sản phẩm cam Sành và Chè búp tươi được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP (TCVN 11892-1:2017) cho cơ sở sản xuất Cam và Chè tại Hà Giang. Dự Lễ mở thầu có lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông – lâm sản và Thủy sản; đại diện các sở, ngành chức năng; tổ chuyên gia đấu thầu và các nhà thầu…

 

28/09/2018
Kết quả thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi - măng trên địa bàn huyện Vị Xuyên

BHG - Đề án 1 triệu tấn xi – măng của UBND tỉnh (Đề án 114) triển khai trên địa bàn huyện Vị Xuyên được gần 2 năm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Qua quá trình thực hiện, đến nay Đề án đã mang lại kết quả to lớn trong việc đầu tư hạ tầng nông thôn và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn 22/24 xã, thị trấn của huyện. Theo kế hoạch của Đề án, huyện Vị Xuyên có tổng số đầu điểm giai đoạn 2017-2020 là 529 danh mục, với tổng số là 488,8 km đường bê – tông...

28/09/2018
Đặc sản chè Bản Vẽ, đậm đà hương vị "đèo Gió, thác Tiên"

BHG - Thôn Bản Vẽ cách trung tâm xã Nà Chì (huyện Xín Mần) khoảng 5 km về phía Tây Bắc, nơi đây trồng và chế biến một loại chè đặc sản, đang từng bước tạo dựng uy tín của riêng mình và được người tiêu dùng đón nhận. Nằm cuối phía Tây rặng Tây Côn Lĩnh và nơi bắt đầu khu rừng đèo Gió, cửa ngõ đến trung tâm huyện Xín Mần; Nơi dòng Nậm Luông (theo tiếng Tày có nghĩa là "dòng suối lớn") bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy qua huyện Bắc Hà (Lào Cai) rồi chảy dọc thôn Bản Vẽ. Với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với điều kiện thổ nhưỡng tốt đã ban cho cây chè ở nơi đây hương vị riêng biệt...

28/09/2018