Thành phố Hà Giang phát triển vành đai thực phẩm chất lượng cao

08:37, 05/09/2018

BHG - Chương trình sản xuất vành đai thực phẩm hàng hóa chất lượng cao của thành phố Hà Giang đã, đang được triển khai có hiệu quả ở các xã, phường. Từ đó, đã hình thành sự liên kết giữa các nhóm hộ, sản xuất hàng hóa chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Nhân dân tổ 9, phường Ngọc Hà trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nhân dân tổ 9, phường Ngọc Hà trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong quá trình triển khai chương trình sản xuất vành đai thực phẩm hàng hóa chất lượng cao, thành phố Hà Giang luôn quan tâm đến việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân nắm được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước khi người nông dân mở rộng sản xuất, chăn nuôi, các cơ quan chức năng của thành phố và cấp ủy, chính quyền địa phương giúp họ đánh giá quy mô, chất lượng từng mô hình, vùng đất. Qua đó, người dân có nhu cầu tham gia, đầu tư sản xuất, đảm bảo theo yêu cầu GAP đề ra. Trước khi đầu tư thâm canh cây trồng, người dân cũng được tìm hiểu và tham khảo các nhà chuyên môn về từng loại giống sản xuất sao cho hiệu quả.

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, khâu sử dụng phân bón và chất phụ gia cũng đòi hỏi rất khắt khe. GAP luôn khuyến cáo người sản xuất sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón sinh học để tránh gây ô nhiễm đất, nước và chất lượng sản phẩm rau, quả. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đòi hỏi người sản xuất cũng phải thực hiện đảm bảo đúng liều, lượng và chủng loại cho phép; bảo đảm thời gian cách ly từ khi phun thuốc tới khi thu hoạch. Khi thu hoạch và xử lý các loại sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, các thiết bị chứa sản phẩm phải được kiểm tra kỹ về độ an toàn, không có tác nhân gây hại và không có nguy cơ ô nhiễm sản phẩm.

Cuối cùng là khâu quản lý trang trại, người dân phải biết cách ghi chép quá trình sản xuất, nhật ký các sản phẩm bà con làm ra, đó là yếu tố GAP quan tâm tới lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất. Điều này giúp cho việc xác định nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và thuận lợi cho quá trình tìm kiếm các thông tin khi cần thiết. Khi có được những kiến thức cơ bản trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân thành phố Hà Giang đã, đang thực hiện theo đúng quy trình và nguyên tắc GAP đặt ra; đảm bảo nguồn sản phẩm có chất lượng, ATVSTP và góp phần nâng cao hiệu quả, thu nhập trong sản xuất của người dân.

Phường Ngọc Hà là đơn vị tiên phong của thành phố triển khai chương trình sản xuất vành đai thực phẩm hàng hóa chất lượng cao từ năm 2017, hiện đang nhân rộng ra các tổ dân phố. Trong quá trình sản xuất, phường Ngọc Hà luôn quan tâm đến năng suất, hiệu quả kinh tế để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng hợp lý các loại thức ăn, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, vật nuôi. Các bộ phận chuyên môn của phường cũng phối hợp với các ngành chức năng của thành phố, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; quy hoạch các vùng sản xuất, từng bước đưa các trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư; vận động người dân đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGAP; phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi, diệt khuẩn và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi. Phường Ngọc Hà cũng quan tâm phát triển vùng sản xuất rau, màu theo tiêu chuẩn VietGAP và thực hiện tập trung ở tổ 9, với diện tích 15,2 ha, trong đó có 6 ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi nhuận sản xuất rau VietGAP đạt trên 400 triệu đồng/ha/năm.

Có thể nói, sản xuất vành đai thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Giang không chỉ mang lại thu nhập cho người sản xuất, còn cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Kết quả bước đầu trong sản xuất vành đai thực phẩm là tiền đề để thành phố nghiên cứu, quy hoạch và ứng dụng mô hình trình diễn sản xuất rau hữu cơ vào thực tiễn; từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi, tạo vành đai thực phẩm cung ứng cho thị trường thành phố ngày càng chất lượng hơn.

Bài, ảnh: Tiến Quân (TTVHTT&DL TP.Hà Giang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030

BHG - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 2.8.2018 về Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030. Theo Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phù hợp với Chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; củng cố công tác QP-AN; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng có dự án. 

31/08/2018
Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

 

31/08/2018
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 7 năm làm Trưởng thôn Xuân Phú, xã Yên Hà (Quang Bình), ông Hoàng Văn Nguyên luôn được bà con trong thôn và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến ông không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

 

31/08/2018
Mèo Vạc: Gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn

BHG - Ngày 30.8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc hiện có 51 hội viên, trong đó có 21 Công ty TNHH 1 thành viên và 30 HTX. Trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 92,2 tỷ đồng, trong đó có trên 90 tỷ từ thủy điện. 

31/08/2018