Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

14:05, 27/09/2018

BHG - Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn tỉnh có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển KT – XH của địa phương. Tuy nhiên, những hệ lụy từ hoạt động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cuộc sống người dân; đòi hỏi ngành chức năng vào chính quyền các cấp phải và cuộc quyết liệt, tăng cường quản lý, chấn chỉnh sai phạm.

Là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm mỏ và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Sắt, Chì, Kẽm, Mangan, Angtimon... Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; mỗi năm nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Bên cạnh kết quả đạt được, ngày càng xuất hiện nhiều hệ lụy, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị đe dọa và đảo lộn cuộc sống người dân.

Gần 10 năm nay, khi mỏ Sắt Sàng Thần và các điểm mỏ trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đi vào hoạt động đã tác động rất lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân. Tại khu vực KTKS, địa hình, đất đai, hệ sinh thái bị ảnh hưởng; những bãi thải, xỉ quặng khổng lồ treo lơ lửng đầu nguồn nước; tiềm ẩn nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi bùn đất vào diện tích đất sản xuất; hạ tầng giao thông bị phá hủy; khí thải, bụi, nước thải, chất thải ảnh hưởng đến các khu dân cư. Tình trạng khai thác vật liệu xây dựng trái phép còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, làm thay đổi dòng chảy…

Khắc phục những bất cập trong KTKS, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; đẩy mạnh thanh, kiểm tra hoạt động KTKS; thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động KTKS trái phép; chỉ đạo các doanh nghiệp KTKS thực hiện nghiêm công tác phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan tại các điểm khai thác. Sở Tài nguyên – Môi trường thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản; hoàn thiện hồ sơ và thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định. Tuyên truyền, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KTKS tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn lao động; đầu tư, nâng cấp thiết bị, công nghệ khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã. Xây dựng phương án, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, sở, ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản; tổ chức các đợt quan trắc hiện trạng môi trường trên phạm vi toàn tỉnh; kiên quyết không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố  thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở KTKS... Qua kiểm tra, đã xử lý hành chính với số tiền hàng trăm triệu đồng đối với các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm; đồng thời ban hành thông báo dừng hoạt động của 10 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang do chưa hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép.

Với nhiều giải pháp quyết liệt trong quản lý nhà nước, chấn chỉnh các sai phạm; hy vọng, những hệ lụy do hoạt động KTKS sẽ được ngăn chặn kịp thời, góp phần phát triển KT – XH bền vững.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang, danh tiếng miền chè Shan - Kỳ cuối: Đi tìm các "cụ" chè Shan khổng lồ

BHG - Nhắc đến Hà Giang, đầu tiên mọi người sẽ nhắc đến miền đất chè. Nếu có niềm đam mê khám phá, ngoài việc được thưởng thức những hương chè riêng, lạ, bạn có thể bắt gặp nhiều điều đặc biệt từ những vùng chè nơi đây. Một trong những điều đặc biệt, đó là bạn có thể tận thấy những cây chè cổ thụ, khổng lồ hàng trăm tuổi, được coi là những di sản sống, biểu tượng cho lịch sử và sự phát triển của vùng chè Shan Hà Giang.

 

27/09/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018
Đảng viên Nguyễn Thế Đeng điển hình trong xây dựng Nông thôn mới

BHG - Anh Nguyễn Thế Đeng, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng tại quê hương xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên; là đảng viên tiêu biểu, xuất sắc của Chi bộ thôn Bản Lủa; trong những năm qua, gia đình anh luôn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi cũng như Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. Thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW, ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

27/09/2018
Nông thôn Bắc Quang khởi sắc từ một nghị quyết

BHG - Ngày 5.4.2016, Nghị quyết số 04 của BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 – 2020 (Nghị quyết 04) ra đời; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy huyện như tiếp thêm "sinh khí" để lộ trình xây dựng NTM trên địa bàn tiếp tục phát triển toàn diện trong một không gian hài hòa, bền vững. Để phát huy trách nhiệm của cấp ủy và sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Nghị quyết 04, BCH Đảng bộ huyện Bắc Quang đã giao nhiệm vụ cho từng đồng chí Ủy viên BCH, BTV Huyện ủy... 

26/09/2018