Hà Giang

Quang Bình thực hiện đối chiếu và phân loại nợ tín dụng theo định kỳ

16:28, 05/09/2018

BHG - Tính lũy kế đến hết tháng 8.2018, huyện Quang Bình có 8.535 hộ được vay vốn từ 12 chương trình tín dụng thông qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (PGD) huyện Quang Bình để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng, PGD huyện Quang Bình đã, đang nỗ lực thực hiện đối chiếu và phân loại nợ của khách hàng theo định kỳ hàng năm.

Anh Ma Văn Mười (bên trái), thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng vay vốn Ngân hàng CSXH huyện nuôi trâu sinh sản.
Anh Ma Văn Mười (bên trái), thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng vay vốn Ngân hàng CSXH huyện nuôi trâu sinh sản.

Hiện, tổng dư nợ của PGD huyện Quang Bình đạt trên 263,4 tỷ đồng. Theo hướng dẫn, PGD đã tham mưu cho Trưởng Ban đại diện Hội Đồng quản trị (HĐQT) PGD huyện Quang Bình xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đối chiếu phân loại nợ của khách hàng năm 2018 theo Công văn số 3214/NHCS-QLN ngày 13.7.2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam. Đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo phân tích, đối chiếu và phân loại nợ. Trong kỳ đối chiếu, Chủ tịch UBND 15 xã, thị trấn là thành viên Ban Đại diện HĐQT giữ vai trò giúp PGD huyện đánh giá đúng thực trạng tín dụng tại địa phương. Trên cơ sở đó, phối hợp với UBND xã, các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh nhận ủy thác qua 225 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để tổng hợp các kết quả phân loại nợ, điều tra, xác minh nguyên nhân và làm rõ trường hợp không trả nợ đúng kỳ hạn, thiếu khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Ngay từ những ngày đầu tháng 8.2018, PGD huyện đã cùng các cơ sở tiến hành thực hiện đối chiếu, phân loại nợ tại 10 xã, đạt 98% kế hoạch. Qua đối chiếu, hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng thu hồi vốn. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, các hộ nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đã nhanh chóng bắt tay vào làm kinh tế, chủ yếu là: Chăn nuôi trâu sinh sản, chăm sóc diện tích cam Sành, trồng rừng, mua phân bón, cây giống… Đồng thời, chính sách cho vay xuất khẩu lao động đã “mở cửa” cho lực lượng thanh niên tìm được công việc phù hợp với trình độ, ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, chương trình cho vay học sinh, sinh viên nghèo; vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục phát huy hiệu quả. Dù hạn mức cho vay chưa cao, những chính sách an sinh xã hội của PGD huyện đã thực sự là người bạn “đồng hành” cùng nông dân đi đến đích cuối cùng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình xây dựng Nông thôn mới.

Là Hội nhận ủy thác từ PGD huyện, Hội Nông dân xã Vĩ Thượng đang quản lý 5 Tổ TK&VV, với 223 hộ vay; tổng số tiền quản ly là 5,4 tỷ đồng. Nhờ nguồn trợ lực, “cứu cánh” kịp thời của PGD huyện, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Điển hình như hộ anh Ma Văn Mười, thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng. “Gia đình anh Mười 2 lần được vay vốn từ PGD huyện Quanh Bình, gồm: 11 triệu đồng nuôi con ăn học và 30 triệu đồng để mua trâu sinh sản. Nhận được sự đầu tư của PGD, gia đình anh có thêm việc làm, biết tận dụng diện tích đất trống để trồng cỏ tạo thức ăn cho gia súc. Do được chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh thường xuyên; hiện trâu mẹ đã sinh được một nghé con. Với số tiền dành dụm, tích cóp được, vợ chồng anh dự định mua thêm 2 con trâu sinh sản; đào ao thả cá, nuôi giun quế và gà, vịt… Anh Mười phấn khởi chia sẻ, sang năm 2019, gia đình anh sẽ thuộc diện thoát nghèo của xã; PGD huyện Quang Bình chính là cầu nối, cần câu cơm cho người nghèo như chúng tôi.

Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Minh, Phù Văn Quang: “Xã có 11 Tổ TK&VV thuộc 4 hội, đoàn thể nhận ủy thác với 381 hộ sử dụng nguồn vốn vay từ PGD huyện Quang Bình, tổng số tiền trên 10 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận văn bản hướng dẫn, với trách nhiệm là thành viên Ban Đại diện HĐQT PGD huyện; tôi đã triển khai cho các hội, đoàn thể, tổ vay vốn bố trí lịch cụ thể, triệu tập các hộ vay cùng cán bộ PGD huyện thực hiện đối chiếu. Ngoài ra, hướng dẫn các Tổ lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng. Năm 2018, trên địa bàn xã chỉ có 4 hộ nằm trong hạn trả nợ; hầu hết bà con đều chấp hành tốt thời hạn vay, không có nợ xấu; lãi tồn rất thấp. Thông thường, vào mùng 7 hàng tháng, ngân hàng xuống xã giao dịch một lần; thủ tục vay vốn nhanh, gọn. Với đặc thù của địa phương, người dân ở đây chủ yếu vay vốn để nuôi trâu sinh sản, tạo sinh kế thoát nghèo”.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc PGD huyện Quang Bình khẳng định: “Trong suốt quá trình thực hiện đối chiếu, phân loại nợ của khách hàng vay vốn tín dụng chính sác; PGD huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn; các tổ chức hội, đoàn thể nắm bắt thực trạng nợ đã cho vay để có giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại địa bàn cấp xã. Dự kiến, đến 25.9, PGD huyện sẽ hoàn thiện toàn bộ tiến độ đối chiếu, phân loại nợ ở 5 địa bàn còn lại như: Thị trấn Yên Bình, xã Hương Sơn, Tiên Nguyên, Tân Nam, Bằng Lang. Để tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, PGD huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, đồng thời tuyên truyền Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV; triển khai dịch vụ gửi tin nhắn thông báo tới khách hàng các khoản dư nợ gốc, dư nợ tiết kiệm…”

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

 

31/08/2018
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 7 năm làm Trưởng thôn Xuân Phú, xã Yên Hà (Quang Bình), ông Hoàng Văn Nguyên luôn được bà con trong thôn và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến ông không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

 

31/08/2018
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030

BHG - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 2.8.2018 về Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030. Theo Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phù hợp với Chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; củng cố công tác QP-AN; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng có dự án. 

31/08/2018
Mèo Vạc: Gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn

BHG - Ngày 30.8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc hiện có 51 hội viên, trong đó có 21 Công ty TNHH 1 thành viên và 30 HTX. Trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 92,2 tỷ đồng, trong đó có trên 90 tỷ từ thủy điện. 

31/08/2018