Phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa từ nguồn vốn 209

15:06, 26/09/2018

BHG - Được giải ngân theo chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank; nhiều hộ dân ở thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) đã có cơ hội phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đàn trâu của anh Nguyễn Hữu Chinh, thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn (Quản Ba).
Đàn trâu của anh Nguyễn Hữu Chinh, thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn (Quản Ba).

Đến thăm hộ anh Nguyễn Hữu Chinh, thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn; bước vào ngôi nhà xây vững chãi, sân được láng xi - măng sạch sẽ anh Chinh chia sẻ: Trước đây, gia đình mình ở nhà trình tường, theo thời gian, ngôi nhà cũng ngày một xuống cấp... Chính vì vậy, sau nhiều năm hai vợ chồng mình cùng dốc sức vào nuôi trâu, lợn để có tiền xây dựng lại ngôi nhà như hôm nay, giờ thì không còn phải lo những lúc trời mưa bão. Năm 2016, tỉnh có chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, gia đình tôi được vay vốn ưu đãi 60 triệu đồng từ Agribank Quản Bạ.

Có tiền, anh Chinh đầu tư sửa lại chuồng trại và mua 3 con trâu về nuôi vỗ béo; cùng đó, anh trồng thêm 7.000 m2 cỏ để có đủ nguồn thức ăn cho đàn gia súc. Đến nay, gia đình anh luôn duy trì nuôi đàn trâu 4 con; một năm, gia đình anh bán được 2 lứa, mang về cho gia đình lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng. Ngoài nuôi trâu vỗ béo, anh còn nuôi đàn lợn hơn 10 con và làm thêm nương rẫy; mỗi năm, gia đình anh đều có khoản thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Anh Chinh tâm sự: Nhờ có chủ trương của Đảng và Nhà nước, những nông dân nghèo như chúng tôi mới có cơ hội vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi và từng bước nâng cao cuộc sống.

Cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 mà gia đình anh Chu Thống Tâm, tổ 4 (thị trấn Tam Sơn), có cơ hội phát triển đàn bò hàng hóa và từng bước thoát nghèo. Gia đình anh Tâm là một trong số ít những hộ  có 3 thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà trình tường; cuộc sống khó khăn của gia đình anh Tâm đã thay đổi từ năm 2016, khi được vay 100 triệu đồng để tu sửa lại chuồng trại, mua con giống về chăn nuôi. Anh Tâm chia sẻ: “Sau khi có tiền, tôi tu sửa lại chuồng trại và mua 6 con bò về nuôi vỗ béo. Đồng thời, chuyển đổi 2.000 m2 đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ. Mặc dù trước đây, tôi chưa từng nuôi nhiều bò, song để phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, tôi đã học hỏi cách chăn nuôi bò của bà con xung quanh cũng như rút kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi. Rất may, đàn bò của gia đình tôi phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh; trọng lượng bò tăng nhanh nên dễ xuất chuồng, được giá”. Anh Tâm thường mang bò đi bán ở các chợ biên giới, hoặc thương lái đến nhà mua; nhờ chịu khó chăm sóc vỗ béo cho đàn bò, hàng năm, gia đình anh có thêm nguồn thu nhập khoảng 40 triệu đồng.

Có thể khẳng định: Nguốn vốn vay theo Nghị quyết 209 từ Agribank đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn Tam Sơn thoát nghèo bền vững từ những mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa; qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng bộ xã Yên Hà gắn việc học tập và làm theo Bác với xây dựng Đảng, phát triển kinh tế

BHG Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Hà (Quang Bình) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương. Đảng bộ xã Yên Hà hiện có 368 đảng viên, sinh hoạt ở 16 chi bộ trực thuộc. Để việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả, Đảng bộ xã đã tích cực lãnh, chỉ đạo các cấp ủy, chi bộ, đoàn thể chính trị - xã hội... 

26/09/2018
Rút tiền không dùng thẻ - dịch vụ tiện ích mới tại Agribank

BHG - Đón đầu xu hướng phát triển của thị trường thẻ, với mong muốn đem lại cho khách hàng cơ hội trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ tiện lợi và hiện đại, Agribank đã ra mắt tính năng cho phép người dùng có thể rút tiền bằng mã tại ATM không cần thẻ, nhận tiền không cần tài khoản. Đây là tính năng mới và tiện lợi, hỗ trợ khách hàng có thể nhận được tiền trong những trường hợp khẩn cấp như quên thẻ, thẻ hết hạn sử dụng, thẻ bị mất/đánh cắp, không có tài khoản tại ngân hàng. 

26/09/2018
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các chợ ở Đồng Văn

BHG - Chợ vùng cao là "bộ mặt" thể hiện sự phát triển giao thương của từng vùng và là nét văn hóa của đồng bào trên Cao nguyên đá. Từ xa xưa, các chợ truyền thống trên địa bàn huyện Đồng Văn đã phát huy tốt vai trò phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người dân và thúc đẩy phát triển thương mại. Tuy nhiên, việc quản lý và hiệu quả hoạt động của các chợ truyền thống vẫn còn nhiều bất cập… Từ thực tế đó, việc rà soát, đánh giá lại để từng bước đầu tư, nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động là hết sức cần thiết...

25/09/2018
Mô hình chăn nuôi hiệu quả của HTX Đại Dương (Mèo Vạc)

BHG - Trong phong trào phát triển kinh tế hợp tác của huyện Mèo Vạc, một trong những HTX hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện là HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương (HTX Đại Dương) thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Được thành lập tháng 4 năm 2016, với ngành nghề kinh doanh chính: Chăn nuôi, trồng trọt, thu hoạch và chế biến nông sản, cung ứng giống ong nội… vốn điều lệ 1.170 triệu đồng, HTX Đại Dương có 7 thành viên tham gia.  Nắm bắt cơ hội hỗ trợ khuyến khích của tỉnh và huyện, thông qua những chính sách ưu đãi phát triển chăn nuôi bò và chăn nuôi ong lấy mật. 

25/09/2018