Nông dân Thượng Bình phát triển kinh tế theo Nhóm hộ cùng sở thích

09:15, 13/09/2018

BHG - Thượng Bình là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Quang và được hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP). Trong các hợp phần thực hiện, 9 nhóm nông dân cùng sở thích (CIG) đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tư duy lao động sản xuất đến liên kết phát triển kinh tế, làm tăng cao mức thu nhập cho gia đình.

Từ khi Nhóm cùng sở thích nuôi dê thôn Nặm Pau, xã Thượng Bình được thành lập, số lượng đàn dê trong xã đã tăng mạnh.
Từ khi Nhóm cùng sở thích nuôi dê thôn Nặm Pau, xã Thượng Bình được thành lập, số lượng đàn dê trong xã đã tăng mạnh.

Giờ đây, không còn tình trạng để đất trống, đồi trọc; mà thay vào đó là những rừng keo trải dài ngút ngàn, vươn mình bao phủ, ôm ấp lấy Thượng Bình. Trong vòng 3 năm trở lại đây, trồng rừng kinh tế đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân; mọi người trong thôn, xã học tập nhau để cùng phát triền vườn rừng, nhà nào ít cũng có khoảng 1 ha rừng; cá biệt có hộ liên kết trồng rừng lên đến gần 30 ha. Mùa này, muốn vào các thôn, bản thì phải hẹn trước; vì bà con đều lên nương từ sáng sớm, đến chiều muộn mới về. Công việc chăm sóc, bảo vệ rừng, phát quang cây bụi để trồng keo kéo dài cả tháng… Chỉ 5 năm nữa, người dân nới đây sẽ có khoản thu nhập cao; con đường xóa đói, giảm nghèo đang hiện hữu với một tương lai sán lạn.

Để hướng đến giá trị kinh tế bền vững, lâu dài trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của mình; thôn Trung và thôn Bản Bun được lựa chọn thành lập 3 Nhóm nông dân CIG trồng rừng. Vượt qua những khó khăn ban đầu, từ nguồn vốn hơn 100 triệu đồng/nhóm, các thành viên đã xây dựng quy chế hoạt động, quản lý quỹ hợp lý; ưu tiên cho người cần vốn trước. Với tổng số 30 thành viên, các nhóm đã trồng được 30 ha rừng keo.

Đi sâu tìm hiểu, Nhóm CIG ở Thượng Bình còn đa dạng trong phát triển kinh tế như: Chăn nuôi lợn, dê, thả cá ở thôn Khuổi Lý, thôn Trung, thôn Nặm Pạu. Sau khi hội viên nông dân tham gia vào 6 Nhóm CIG sẽ được tiếp cận vốn để đầu tư tăng số lượng đàn vật nuôi; có hộ lúc đầu đàn dê chỉ với 10 con, sau khi tham gia nhóm và được vay vốn đã phát triển đàn đến 30 con. Anh Eng Văn Tuyến, thành viên Nhóm CIG nuôi dê thôn Nặm Pau cho hay: “Do địa hình phù hợp, đồi cỏ rộng, nên gia đình tôi đã lựa chọn nuôi dê và hiện có gần 20 con; dê sinh trưởng rất nhanh, dễ chăm sóc; hàng ngày cho uống thêm nước muối để kháng một số sâu bọ, côn trùng dê ăn phải trên lá cây. Trung bình, dê đạt trọng lượng 15 – 20 kg/con thì xuất chuồng, giá bán dao động 90.000 đồng/kg; nuôi dê cho giá trị kinh tế cao, vì không phải đầu tư nhiều. Theo anh Tuyến, bà con trong thôn nên mở rộng quy mô nuôi dê theo hướng hàng hóa, vì thị trường tiêu thụ tương đối tốt, giá cả ít bấp bênh hơn so với những vật nuôi khác và tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên.

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Bình, Lý Văn Phúc cho biết: “Chương trình CPRP đưa vào xã từ năm 2015. Trong thời gian qua, chương trình đã đầu tư xây dựng cơ bản, làm đường giao thông nông thôn hơn 2 km lên Bản Bun, Nà Pia, Khuổi Tát; đồng thời, thành lập các Nhóm CIG ở Hội Nông dân, Nhóm cho vay tiết kiệm tín dụng đối với chị em nghèo. Qua đánh giá chung, Chương trình CPRP đã giúp thúc đẩy phát triển KT - XH, tăng thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tại các Nhóm CIG trồng rừng, chăn nuôi; các thành viên đều được tập huấn phương pháp, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, người nông dân dễ dàng tiếp thu, vận dụng. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn ở mức cao, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở vật chất hạ tầng thiếu đồng bộ; rất mong Chương trình CPRP tiếp tục là cầu nối đem đến sinh kế và cùng đồng hành với người dân trong quá trình giảm nghèo”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nguyễn Thành Luân khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi tổng hợp theo hướng an toàn sinh học

BHG - Là cán bộ Văn phòng HĐND – UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì), Nguyễn Thành Luân (sinh 1988) không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao, anh còn mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi tổng hợp và trở thành điển hình trong phát triển kinh tế để đoàn viên, thanh niên trên địa bàn học tập. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông - lâm Thái Nguyên, Nguyễn Thành Luân vinh dự trở thành đội viên Dự án 600 trí thức trẻ của Bộ Nội vụ được phân công về làm Phó Chủ tịch (PCT)...

13/09/2018
Cựu chiến binh Hoàng Văn Hà làm kinh tế giỏi

BHG - Anh Hoàng Văn Hà (hiện sinh sống tại thôn Minh Tường, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang) sinh ra và lớn lên trên quê hương Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1979 nhập ngũ đóng quân ở huyện Hoàng Su Phì, năm 1984 anh được ra quân trở về quê hương và xây dựng gia đình với chị Phạm Thị Liên, là bộ đội Hải quân vừa hoàn thành nghĩa vụ về địa phương. 3 tháng sau có đợt tuyển công nhân lâm nghiệp lên các tỉnh miền núi phía Bắc...

13/09/2018
Hành trình 4 năm nỗ lực thực hiện các khuyến nghị trên Công viên đá

BHG - Giống như các thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) trên thế giới, CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển theo giai đoạn 4 năm/lần. Là một trong những thành viên trẻ, Công viên đá của chúng ta còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, các khuyến nghị theo tiêu chí Mạng lưới CVĐCTC đặt ra, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

12/09/2018
Huyện Xín Mần chú trọng phát triển các Tổ hợp tác và HTX

BHG - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Xín Mần, đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể. Trong đó hạt nhân chính là các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và các Tổ hợp tác, các Nhóm sở thích tại các thôn, bản và các xã trên địa bàn. Hiện trên địa bàn huyện có tổng số 41 HTX, các HTX được củng cố kiện toàn tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện vai trò quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. 

12/09/2018