Hà Giang

Nhiều tuyến đường giao thông bị mưa lũ phá hủy

10:58, 17/08/2018

BHG - Theo thống kê của Sở Giao thông – Vận tải, từ năm 2016 đến nay, mưa lũ phá hủy nhiều tuyến đường giao thông của tỉnh, tổng thiệt hại gần 100 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, thiệt hại hơn 56 tỷ đồng.

Đường Ngọc Long - Du Tiến (Yên Minh) bị sụt lún nghiêm trọng.
Đường Ngọc Long - Du Tiến (Yên Minh) bị sụt lún nghiêm trọng.

Là tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt nên việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông gặp không ít khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư. Nhưng, những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, thúc đẩy phát triển KT – XH. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình đồi núi dốc, phần lớn các tuyến đường từ quốc lộ đến tỉnh lộ, đường huyện đều bám quanh các sườn núi, vào mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra sạt lở gây ách tắc giao thông, hư hỏng đường.

Hàng năm, vào mùa mưa, hầu hết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh đều gánh chịu thiệt hại. Trong đó, các tuyến đường như Quốc lộ 4C, 34, tỉnh lộ 176 từ Yên Minh – Mèo Vạc và Yên Minh – Bắc Mê, tỉnh lộ 177 đường Tân Quang đi Hoàng Su Phì, Xín Mần… thường chịu thiệt hại nặng bởi nằm trên địa hình đối núi có độ dốc lớn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng thiệt hại do mưa lũ ở các tuyến đường trên địa bàn tỉnh do Sở Giao thông – Vận tải quản lý hơn 56 tỷ đồng. Trong đó, các tuyến quốc lộ thiệt hại trên 12 tỷ đồng; hệ thống đường tỉnh, huyện thiệt hại trên 44 tỷ đồng... Nguyên nhân chủ yếu do phần ta - luy của các tuyến đường có độ dốc lớn, mưa kéo dài, đất ngấm nước, giảm dần độ kết dính gây ra sạt trượt. Phần rãnh rọc chưa được đầu tư đồng bộ, dòng chảy nhỏ trong khi lượng nước đổ về sau mỗi trận mưa quá lớn gây nên sói mòn, dần dần “ăn” vào nền đường, chân cống thoát nước gây thiệt hại…

Thiệt hại lớn như vậy, nhưng số kinh phí bố trí đảm bảo giao thông sau mưa lũ mới được trên 21 tỷ đồng, chủ yếu dành trả nợ năm trước. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, nguồn kinh phí khắc phục thiệt hại về đường giao thông do mưa lũ chưa được phê duyệt. Phó Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Lê Minh Đức cho biết: Với điều kiện ngân sách hạn hẹp, kinh phí đảm bảo giao thông hàng năm chủ yếu được bố trí trả nợ, nếu xảy ra thiệt hại, thường các doanh nghiệp được chỉ định thầu sẽ ứng trước kinh phí khắc phục tạm thời các điểm hư hỏng để đảm bảo giao thông, sau đó sẽ thực hiện các thủ tục, hồ sơ thi công và chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhìn những con số thiệt hại về giao thông do mưa lũ gây ra như: Năm 2016 trên 12 tỷ đồng, năm 2017 trên 29 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2018 trên 56 tỷ đồng cho thấy thiên tai ngày càng khốc liệt. Rất nhiều tuyến đường bị sạt lở, lún sụt nghiêm trọng trong đợt mưa lũ tháng 6 vừa qua khiến nhiều địa phương gần như bị chia cắt như: Đường từ xã Đạo Đức đi Cao Bồ (Vị Xuyên); tuyến Minh Ngọc đi Thượng Tân (Bắc Mê), tuyến Lùng Tám đi Thái An (Quản Bạ)... Dù đã được khắc phục, đảm bảo giao thông và hạn chế nguy hiểm cho người, phương tiện qua lại nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để. Hay như tuyến đường từ xã Ngọc Long đi Du Tiến (Yên Minh), có đoạn bị sụt lún trên 250 m thấp hơn nền đường cũ trung bình 50 cm, thậm chí có điểm lên đến 1 m nhưng hơn một năm nay chưa có kinh phí khắc phục.

Giao thông được xác định là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển KT – XH của mỗi địa phương. Mong rằng T.Ư, tỉnh tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí, sửa chữa những tuyến đường bị thiệt hại do mưa lũ, ưu tiên những tuyến trọng yếu, vị trí tiềm ẩn nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 35 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp

BHG - Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16.5.2016 về hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 được ví như "luồng sinh khí" tạo đà cho DN phát triển bền vững. Với quan điểm "Doanh nghiệp phát tài, Hà Giang phát triển", thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố chủ động rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) và xây dựng quy trình liên thông để cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; thực hiện việc hỗ trợ pháp lý, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách do T.Ư, tỉnh ban hành...

17/08/2018
Hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Nà Khương

BHG - Xã Nà Khương là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất trồng rừng lớn của huyện Quang Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 3.065 ha, trong đó, đất trồng rừng và đất lâm nghiệp trên 1.384 ha... Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra cháy rừng, chỉ ghi nhận 1 vụ khai thác gỗ trái phép. Điều này cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) ở xã được thực hiện tốt. Qua tìm hiểu được biết, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra điểm nóng tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép...

16/08/2018
Quản Bạ phát triển vùng dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị

BHG - Hiện nay, diện tích các loại cây dược liệu ở huyện Quản Bạ ngày càng tăng, đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động. Thu nhập từ dược liệu của các hợp tác xã (HTX) và nhân dân các xã, thị trấn cũng tăng theo, trung bình từ 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm. Nhận thức và kỹ thuật sản xuất có sự chuyển biến, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Đến nay, toàn huyện Quản Bạ có 145 ha cây dược liệu, với sự tham gia trồng của các doanh nghiệp, HTX là 32,9 ha; nhân dân các xã, thị trấn trồng đạt 112,1 ha...

 

16/08/2018
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì đối thoại với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

BHG - Ngày 14.8, UBND huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì với đại diện 34 doanh nghiệp, 20 HTX và hơn 10 hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện. Tại buổi đối thoại, đại diện lãnh đạo huyện đã thông tin tóm tắt về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, huyện trong 7 tháng năm 2018; đánh giá vai trò, đóng góp hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần đây...

15/08/2018