Hà Giang

Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 35 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp

09:06, 17/08/2018

BHG - Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16.5.2016 về hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 được ví như “luồng sinh khí” tạo đà cho DN phát triển bền vững. Với quan điểm “Doanh nghiệp phát tài, Hà Giang phát triển”, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố chủ động rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) và xây dựng quy trình liên thông để cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; thực hiện việc hỗ trợ pháp lý, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách do T.Ư, tỉnh ban hành, vừa đảm bảo quyền, lợi ích nhưng cũng gắn được trách nhiệm của DN với sự phát triển của tỉnh.

Đại biểu tham quan gian hàng bày bán sản phẩm tại Hội chợ Thương mại quốc tế Hà Giang 2017.
Đại biểu tham quan gian hàng bày bán sản phẩm tại Hội chợ Thương mại quốc tế Hà Giang 2017.

Theo đồng chí Nguyễn Tiến Lợi, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Hà Giang còn nghèo, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ DN không nhiều nên trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ có sự tập trung, lựa chọn những nội dung phù hợp như: Cải cách hành chính, tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp thông qua việc thực hiện giải quyết song hành TTHC giữa các sở, ngành, giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian, sớm triển khai dự án; niêm yết công khai danh mục TTHC, các biểu mẫu áp dụng, tiếp nhận và trả kết quả trên Website Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Các sở, ngành, đơn vị giải quyết TTHC cho DN theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo một lần bằng văn bản cho DN…

Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai hệ thống “một cửa” điện tử. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm có thế mạnh của tỉnh được tổ chức quy mô, đã tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, tìm đầu ra cho hàng nông sản tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của tỉnh tại Triển lãm Sản phẩm hàng hóa các nước Nam Á, Đông Nam Á tại Côn Minh (Trung Quốc); tổ chức Tuần lễ cam Sành và sản phẩm đặc sản Hà Giang lồng ghép với Hội chợ Nông sản thực phẩm an toàn tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ Công thương; tổ chức các hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Cùng đó, mở các lớp tập huấn quản lý Nhà nước về chợ, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và trang bị kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ cán bộ, viên chức, lãnh đạo quản lý DN với tổng số trên 400 học viên tham gia. Triển khai chương trình khuyến công của tỉnh hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn với 19 dự án, kinh phí hỗ trợ trên 2,3 tỷ đồng để mua máy móc, thiết bị sản xuất chế biến chè, gạch không nung, sản xuất chế tác đồ lưu niệm, phát triển sản phẩm tiêu biểu…

Đặc biệt, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố tiến hành đánh giá kết quả thực hiện một số cơ chế, chính sách của tỉnh, trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo phù hợp với thực tế địa phương. Kết quả, trong chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, đã giải ngân được trên 370 tỷ đồng cho trên 4.350 hộ đủ điều kiện vay vốn phát triển chăn nuôi; về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu theo Nghị quyết số 206 của HĐND tỉnh, có 35 DN được hưởng ưu đãi 2,54 tỷ đồng tiền thuê đất; chính sách phát triển du lịch theo Nghị quyết số 35 của HĐND tỉnh, có 18 đề án đề nghị thẩm định đề xuất hỗ trợ với số tiền 1,38 tỷ đồng. Cùng đó, tỉnh đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Chỉ tính riêng quý II.2018, tỉnh đã giao, thu hồi, cho thuê đất được 37 công trình, dự án với diện tích trên 20 ha…

Từ nỗ lực triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ, các DN, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tỉnh bước đầu được hỗ trợ, qua đó củng cố thêm niềm tin để mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển tỉnh nhà.

Bài, ảnh: Tống Văn Quyết (Trường Chính trị tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Nà Khương

BHG - Xã Nà Khương là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất trồng rừng lớn của huyện Quang Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 3.065 ha, trong đó, đất trồng rừng và đất lâm nghiệp trên 1.384 ha... Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra cháy rừng, chỉ ghi nhận 1 vụ khai thác gỗ trái phép. Điều này cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) ở xã được thực hiện tốt. Qua tìm hiểu được biết, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra điểm nóng tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép...

16/08/2018
Quản Bạ phát triển vùng dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị

BHG - Hiện nay, diện tích các loại cây dược liệu ở huyện Quản Bạ ngày càng tăng, đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động. Thu nhập từ dược liệu của các hợp tác xã (HTX) và nhân dân các xã, thị trấn cũng tăng theo, trung bình từ 100 - 150 triệu đồng/hộ/năm. Nhận thức và kỹ thuật sản xuất có sự chuyển biến, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Đến nay, toàn huyện Quản Bạ có 145 ha cây dược liệu, với sự tham gia trồng của các doanh nghiệp, HTX là 32,9 ha; nhân dân các xã, thị trấn trồng đạt 112,1 ha...

 

16/08/2018
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì đối thoại với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

BHG - Ngày 14.8, UBND huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì với đại diện 34 doanh nghiệp, 20 HTX và hơn 10 hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện. Tại buổi đối thoại, đại diện lãnh đạo huyện đã thông tin tóm tắt về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, huyện trong 7 tháng năm 2018; đánh giá vai trò, đóng góp hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần đây...

15/08/2018
P/S ảnh: Những "mắt ngọc" trên Công viên đá

BHG - Với nỗ lực xóa những mùa "khát" bao đời trên Cao nguyên đá Đồng Văn, với sự quan tâm, đầu tư của T.Ư, của các tổ chức, cá nhân cùng với sự nỗ lực của tỉnh Hà Giang, từ năm 2007 đến nay, đã có 115 "hồ treo" được xây dựng tại nhiều xóm, bản ở 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Các "hồ treo" được xây dựng với tổng dung tích trên 400.000 m3, trở thành mắt ngọc trong xanh giữa bạt ngàn đá khô cằn, tiếp thêm sức sống cho miền Đá. 

15/08/2018