Chương trình CPRP đồng hành cùng Vị Xuyên giảm nghèo bền vững

19:26, 03/07/2018

BHG - Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang (CPRP) được triển khai tại huyện Vị Xuyên vào tháng 4.2015 trên địa bàn 4 xã: Linh Hồ, Thuận Hòa, Cao Bồ, Thượng Sơn. Sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay chương trình đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy lao động, sản xuất, giúp người dân vùng dự án cải thiện thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Mô hình của Nhóm cùng sở thích nuôi lợn xã Linh hồ.
Mô hình của Nhóm cùng sở thích nuôi lợn xã Linh hồ.

4 xã nằm trong vùng dự án là các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Qua 3 năm triển khai, chương trình đã có những tác động mạnh mẽ đến việc tổ chức lại sản xuất cho người nông dân, các mối liên kết trong sản xuất đã dần hình thành, cùng với các nguồn vốn đầu tư khác đã làm bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực. Xã Linh Hồ đã thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu về đích Nông thôn mới trong năm 2018. Các xã còn lại có những chuyển biến tích cực trong phát triển KT – XH; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình tại các xã từ 1,5-2%, trong 3 năm đã có 680 hộ thoát nghèo, hệ thống đường giao thông nông thôn dần được hoàn thiện, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Sau 3 năm đồng hành cùng địa phương, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình CPRP tại Vị Xuyên đạt gần 40 tỷ đồng (tính đến hết năm 2017). Trên cơ sở đó, Tổ hỗ trợ Chương trình CPRP của huyện đã tích cực phối hợp với các phòng, ban liên quan xây dựng 8 kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị cấp xã (VCAP) về các loại cây trồng, vật nuôi: Sắn, chè, gà, lợn, trâu, Thảo quả. Các kế hoạch nâng cấp các chuỗi giá trị đều đang được thực hiện, qua đó thúc đẩy sản xuất, tăng cường liên kết giữa người nông dân và các doanh nghiệp, HTX trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Qua triển khai các VCAP, đã có một số hoạt động nổi bật như: Đã thành lập được các nhóm cùng sở thích sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết với đầu ra; khu vực tư nhân đã triển khai các hoạt động đầu tư, liên kết sản xuất với nông dân…

Quỹ đầu tư cộng đồng đã đầu tư 11 đầu điểm công trình gồm đường bê – tông, cầu cứng với tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng, cho hơn 6.000 hộ dân được hưởng lợi. Các công trình được đầu tư đã góp phần giảm thiểu khó khăn trong quá trình đi lại cho bà con nhân dân, thúc đẩy giao thương hàng hóa, giảm chi phí đi lại, qua đó nâng cao giá trị của hàng hóa, cải thiện thu nhập cho người dân.

Về hoạt động đồng tài trợ cạnh tranh cho Nhóm đồng sở thích (CIG), trong năm 2016, Tổ hỗ trợ của huyện và BQL các xã đã phối hợp triển khai thành lập 32 nhóm CIG; đồng tài trợ cho 8 nhóm trong đó có 57 hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Năm 2017 thành lập mới được 27 nhóm CIG, đồng tài trợ cho 24 nhóm trong đó có 196 hộ nghèo và cận nghèo. Tổng số tiền Chương trình CPRP hỗ trợ cho vay các nhóm là 3.091,61 triệu đồng. Đến nay, các Nhóm sở thích đã mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng nguồn vốn hỗ trợ của chương trình để cho vay quay vòng.

Công tác tập huấn, đào tạo nghề cũng được thực hiện có hiệu quả. Năm 2016 đã tổ chức đào tạo nghề xây dựng và cấp chứng chỉ cho 34 học viên. Năm 2017 phối hợp với Huyện đoàn Vị Xuyên tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ năng quản lý sản xuất, khởi sự kinh doanh cho các thành viên nhóm cùng sở thích gắn với khởi nghiệp cho thanh niên cho 80 đoàn viên, thanh niên. Sau tập huấn đã có 5 nhóm thanh niên được thành lập và có 3 nhóm được đồng tài trợ cạnh tranh.

Tính đến tháng 11.2017, toàn huyện có 55 nhóm Tiết kiệm tín dụng phụ nữ với 654 thành viên, có 288 thành viên được vay vốn với tổng dư nợ trên 2 tỷ đồng, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, chăn nuôi. Trong đó, có 45 nhóm huy động được tiết kiệm với tổng số tiền là 97.240.000 đồng với mức đóng tiết kiệm 20.000 đồng/tháng.

Sau 3 năm chương trình được triển khai trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã có những tác động tích cực về mọi mặt, hộ dân có việc làm, thu nhập tăng thêm và ổn định hơn so với trước đây; sản phẩm sản xuất ra có doanh nghiệp thu mua, không bị tư thương ép giá; các tuyến đường liên thôn, xã được nâng cấp, mở mới giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại, giao thương; tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm đều qua các năm… Qua đó, có thể khẳng định, Chương trình CPRP đang góp phần đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy KT – XH địa phương phát triển.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nguyễn Văn Ty - Trưởng thôn dân vận khéo, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 5 năm làm Trưởng thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang (Quang Bình), anh Nguyễn Văn Ty (sinh năm 1973) luôn được bà con tín nhiệm, yêu quý. Mọi người biết đến ông không chỉ là một Trưởng thôn tận tâm, nhiệt tình trong các phong trào của địa phương, mà còn là tấm gương đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

30/06/2018
Thống nhất mẫu bao bì sản phẩm mật ong bạc hà Cao nguyên đá, Hà Giang

BHG - Chiều ngày 28.6, Sở Công Thương đã tổ chức họp, bàn, thống nhất ý kiến về việc lựa chọn mẫu bao bì chung cho sản phẩm mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thay thế bao bì sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc trước đây. Tới dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, Thường trực UBND huyện và các HTX sản xuất mật ong 4 huyện vùng Công viên Địa chất...

 

29/06/2018
Họp tháo gỡ khó khăn vướng mắc thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang

BHG- Chiều 28.6, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang. Dự cuộc họp có lãnh đạo Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Hà Giang (Tập đoàn TH).

28/06/2018
Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phố Bảng: Bảo tồn và phát triển thành công nhiều giống cây, con bản địa

BHG - Là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc (GCT&GS) Phố Bảng luôn chủ động sưu tầm, nghiên cứu và phát triển nhiều giống cây, con có giá trị kinh tế cao. Qua đó, kịp thời cung ứng cho các đơn vị, địa phương và người dân trong và ngoài huyện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh.

 

28/06/2018