Hà Giang

"Chìa khóa" thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

14:29, 19/07/2018

BHG - Những năm qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều chương trình nông nghiệp trọng tâm giúp người dân từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao thu nhập, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa giúp đàn gia súc của tỉnh không ngừng tăng. Trong ảnh:  Anh Lý Ngọc Thanh (xã Bản Luốc, Hoàng Su Phì) chăm sóc đàn gia súc của gia đình.

Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa giúp đàn gia súc của tỉnh không ngừng tăng.

Trong ảnh: Anh Lý Ngọc Thanh (xã Bản Luốc, Hoàng Su Phì) chăm sóc đàn gia súc của gia đình.

Trước đây, các mô hình kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, người dân rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh ra đời đã thổi “luồng gió mới” khơi thông nguồn vốn tín dụng cho “Tam nông”, giúp người dân đầu tư, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tính đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết, các ngân hàng thương mại đã thực hiện giải ngân gần 518,5 tỷ đồng cho 5.996 tổ chức, cá nhân, gia đình vay. Qua theo dõi, kiểm tra, đánh giá của ngành chức năng và ngân hàng, cơ bản nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tỷ lệ rủi ro, nợ xấu thấp.

Được khai thông nguồn vốn từ Nghị quyết số 209 và Nghị quyết số 86, Đề án phát triền nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025) đã có bước phát triển vượt bậc. Trong 6 tháng đầu năm, đàn gia súc tăng trưởng 4.463 con, đưa tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh lên 283.043 con; hình thành được 126 trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 15 con trở lên. Các địa phương chủ động thực hiện bình tuyển trâu, bò cái đạt tiêu chuẩn làm giống và xây dựng được vùng trâu, bò giống; duy trì và phát triển 14 chợ gia súc; tăng diện tích trồng cỏ chăn nuôi…

Bên cạnh phát triển chăn nuôi, vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh triển khai thực hiện 262 “cánh đồng mẫu lớn” theo phương pháp “5 cùng” với các loại cây trồng chính là lúa, ngô, lạc tại 10 huyện với tổng diện tích trên 1.942 ha. Năng suất lúa trung bình đạt trên 62 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà 4,77 tạ/ha; năng suất ngô đạt trên 37 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà 2,3 tạ/ha; năng suất lạc 32,7 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà 7,7 tạ/ha. Có 6 huyện, thành phố triển khai thực hiện “dồn điền - đổi thửa” với tổng diện tích trên 304 ha. Cùng với cánh đồng mẫu, các địa phương đẩy mạnh thực hiện đầu tư có thu hồi, tái đầu tư với tổng số tiền gần 72 tỷ đồng cho 8.231 hộ dân, thành viên HTX, Tổ hợp tác vay phát triển sản xuất.

Triển khai Nghị quyết 02 ngày 2.7.2014 của Tỉnh ủy về tổ chức sản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 – 2020; trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thành lập mới 29 HTX nông nghiệp; duy trì 7 HTX Dân quân trồng rừng; thành lập 196 Tổ hợp tác sản xuất. Các huyện tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch “Mỗi huyện 1 xã, mỗi xã 1 thôn” điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đến nay có 26 xã với 199 thôn thuộc 11 huyện, thành phố triển khai xây dựng xã, thôn điển hình mẫu về phát triển kinh tế nông nghiệp. Qua đó, chất lượng, giá trị sản phẩm được nâng cao, thu hút nhiều người dân tham gia sản xuất. Các địa phương triển khai thực hiện 10.861 tấn xi-măng theo Đề án “1 triệu tấn xi-măng” xây dựng Nông thôn mới.

Mới đây, tại Hội nghị sơ kết các chương trình nông nghiệp trọng tâm 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong sản xuất nông, lâm nghiệp; tập trung tranh thủ các nguồn lực, chính sách; rà soát, đánh giá cụ thể các chương trình, đề án đang thực hiện để có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

Từ các chương trình nông nghiệp trọng tâm, các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực “Tam nông” từng bước được tháo gỡ. Các huyện, thành phố có những cách triển khai thực hiện nghị quyết linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng huyện, từng xã, vùng đồng bào dân tộc. Đây thực sự là “chìa khóa” để thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Mùa

BHG - Những ngày này, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh, bà con nông dân huyện Vị Xuyên đang huy động nhân lực, phương tiện để tập trung gieo cấy lúa vụ Mùa bảo đảm thời vụ. Vụ Mùa năm 2018, huyện Vị Xuyên phấn đấu gieo cấy 4.721 ha lúa, tập trung trồng các giống như JO2, Nhị ưu 838, Thiên ưu 725, các giống lúa thuần như Khang Dân, HT1….  Để sản xuất vụ Mùa đạt kế hoạch và  đạt hiệu quả và giá trị cao nhất, huyện Vị Xuyên luôn quan tâm chỉ đạo bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý, đưa cơ giới hóa vào sản xuất đẩy mạnh tiến độ gieo cấy...

19/07/2018
Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh - "đòn bẩy" tái cơ cấu Nông nghiệp ở Hoàng Su Phì

BHG - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã đem lại những kết quả tích cực. Nhân dân được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

 

18/07/2018
Xã Thượng Tân (Bắc Mê) phát huy hiệu quả mô hình nuôi giẽ gia súc

BHG - Muốn mở rộng mô hình phát triển kinh tế, nhưng thiếu đất và nhân lực... Trước những khó khăn đó, anh Bàn Văn Khoan, thôn Tà Luồng, xã Thường Tân (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi giẽ gia súc theo hình thức cấp giống để các hộ dân trong vùng nuôi. Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi và tìm kiếm nguồn con giống tốt, cùng với số vốn tiết kiệm được, anh Khoan đã đầu tư vào phát triển đàn gia súc...

18/07/2018
Khó khăn trong khôi phục diện tích trồng lúa ở Mậu Duệ

BHG - Đợt mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với huyện Yên Minh, trong đó xã Mậu Duệ được đánh giá có mức độ thiệt hại cao và lâu dài khi nhiều diện tích đất trồng lúa 2 vụ bị vùi lấp, mất trắng và không có khả năng khôi phục. Theo lãnh đạo xã Mậu Duệ, địa phương có nguồn nước khá dồi dào, đặc biệt khu trung tâm xã có 4 con suối chạy qua nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với khoảng 100 ha lúa 2 vụ...

17/07/2018