Hà Giang

Lao Chải với việc thực hiện các mô hình kinh tế

09:09, 08/06/2018

BHG - Lao Chải là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Vị Xuyên. Bà con nơi đây chỉ canh tác được 1 vụ lúa, ngô. Mặc dù còn gặp khá nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, địa hình canh tác có độ dốc lớn, trình độ dân trí thấp… nhưng 393 hộ, với 2.167 khẩu tại 4 thôn, bản trong xã luôn đoàn kết, giúp nhau vượt lên khó khăn, đời sống từng bước được cải thiện rõ rệt, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Dựa trên điều kiện tự nhiên, những loại cây, con có lợi thế của từng thôn, bản; được cấp ủy, chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể căn cứ tình hình thực tế đã tổ chức xây dựng kế hoạch và các phương án hỗ trợ các mô hình cho nhân dân như: Mô hình nuôi trâu kinh tế, dê, lợn đen, gà đen giống địa phương; ươm giống cây lâm nghiệp, trồng chè, Thảo quả… thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đàn trâu của một hộ dân thôn Bản Phùng.
Đàn trâu của một hộ dân thôn Bản Phùng.

Thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, UBND xã tập trung chỉ đạo xây dựng phương án, triển khai mô hình chăn nuôi trâu kinh tế cho nhân dân bằng nguồn vốn vay ưu đãi. Đến nay, toàn xã có 18 hộ đăng ký và được vay vốn mua trâu với số lượng 56 con; tương đương 1.120 triệu đồng. Quá trình thực hiện, trên địa bàn xã đã xuất hiện những mô hình nuôi trâu kinh tế có hiệu quả như hộ các ông: Giàng Seo Vàng, thôn Ngài Là Thầu, năm 2016, đàn trâu của gia đình ông có 5 con, nay tăng lên 11 con, trong đó có 3 con vay vốn Nghị quyết số 209 sinh sản được 3 con; hộ ông Ma Seo Dì, thôn Ngài Là Thầu hiện có 10 con, trong đó có 3 con vay vốn Nghị quyết số 209 và đã sinh sản được 2 nghé con.

Năm 2017, Đoàn kinh tế Quốc phòng 313, Quân khu II có chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn xã phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi dê luân chuyển trong vòng 3 năm. Mô hình đã có 20 hộ đăng ký và đủ điều kiện thực hiện, mỗi hộ được hỗ trợ 5 con dê giống với tổng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện mô hình là 96 triệu đồng. Đến nay, đàn dê phát triển ổn định; các hộ đều chú trọng chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tăng đàn có hiệu quả. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn nhiều hộ nuôi dê tự phát như hộ các ông: Sùng Seo Sáu, Sùng Seo Sá, thôn Bản Phùng với quy mô mỗi hộ có trên 30 con. Hiện, nuôi lợn đen giống địa phương trong xã cũng đang được coi trọng và phát triển, tạo nguồn thu đáng kể cho một số hộ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn lợn của xã có 937 con thì có 862 con lợn đen giống địa phương.

Ngoài các mô hình về chăn nuôi, xã tập trung thực hiện các mô hình trồng trọt. Xác định lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương phù hợp với cây chè, những năm qua, UBND xã đã chỉ đạo, giao cho các thôn tiếp tục phát triển diện tích chè nhằm đa dạng nguồn thu cho nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo. Bằng chính sách hỗ trợ giống từ chương trình 135, hàng năm, xã đều tăng thêm từ 3 đến 5 ha chè; tổng diện tích chè hiện có của toàn xã là 106,4 ha; trong đó, có 98 ha đang cho thu hoạch, bình quân mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ bình quân đạt 34,3 tấn chè búp tươi, doanh thu bình quân đạt trên 550 triệu đồng/vụ.

 Thảo quả là cây trồng có giá trị kinh tế cao, nên người dân đã chú trọng phát triển. Hiện, diện tích Thảo quả toàn xã có 422,8 ha, diện tích cho thu hoạch ổn định trên 350ha; 99% số hộ đều có nương Thảo quả, hộ có ít khoảng 0,3 ha, hộ nhiều nhất là 3 ha. Tổng sản lượng năm 2017, đạt 87,5 tấn, giá trị 6 tỷ 125 triệu đồng. Đây được cho là nguồn thu chủ yếu của người dân trong xã. Hiện, xã có rất nhiều hộ điển hình trong trồng và chăm sóc Thảo qua, như: Hộ ông Vàng Tấn Dìn, Sùng Seo Tư, Vàng Seo Lành, thôn Bản Phùng; Giàng A Pao, Ma Seo Thề, thôn Ngài Là Thầu; Sùng Seo Ly, Lý Seo Lử thôn Cáo Sào; Vàng Seo Chư, Lý Văn Sùng, thôn Lùng Chu Phùng…, mỗi năm, các hộ đều thu nhập từ 70 đến 120 triệu đồng từ cây Thảo quả. Ngoài các mô hình trên, trên địa bàn xã còn có các mô hình như nuôi gà đen địa phương, vườn ươm cây lâm nghiệp, mô hình chế biến, kinh doanh của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè Shan tuyết Ngài Là Thầu… đang từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.

Trao đổi với đồng chí Viên Nguyễn Duyễn, Chủ tịch UBND xã được biết: Đảng ủy, HĐND xã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế với mục tiêu cụ thể và lộ trình từng năm; tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi với các giống cây, con giống có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa phương. Công tác triển khai thực hiện các mô hình được phối hợp giữa UBND xã với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị đóng chân trên địa bàn. Việc triển khai các mô hình phát triển kinh tế đã, đang tạo cho một bộ phận nhân dân đổi mới phương thức trồng trọt, chăn nuôi; nâng cao ý thức vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, từng bước đưa gia đình có cuộc sống ấm no hơn.

Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị Tổng kết mô hình "Sản xuất lúa Japonica và liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm" năm 2018

BHG - Ngày 7.6, tại xã Linh Hồ (Vị Xuyên), Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức Tổng kết mô hình sản xuất lúa Japonica và liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2018. Đến dự có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Nông nghiệp Việt Nam), và lãnh đạo UBND huyện Vị Xuyên...

 

07/06/2018
Hoàng Su Phì chuyển mình từ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 của  huyện Hoàng Su Phì đạt 1.019 tỷ đồng; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 23,65%; giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt 46 triệu đồng; sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 37.706 tấn; tổng đàn trâu, bò đạt gần 30.000 con… Đó là kết quả hết sức đáng mừng sau hơn 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN) trên địa bàn huyện.

 

07/06/2018
Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

BHG - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận số 204/TB-VPCP, ngày 1.6.2018 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu vào ngày 7.5.2018 về Dự án "Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai" tại 6 tỉnh nêu trên.

07/06/2018
Thị trấn Việt Lâm đa dạng hóa các ngành, nghề sản xuất

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã chú trọng đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh; tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới. Về thị trấn Việt Lâm những ngày này, có thể dễ dàng nhận thấy bộ mặt đô thị nơi đây có sự đổi thay đáng kể, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ...

07/06/2018