Đồng Văn chú trọng phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

08:11, 01/06/2018

BHG - Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, HTX hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, TTCN trên địa bàn huyện Đồng Văn đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ; góp phần vào sự phát triển KT - XH chung của huyện.

Nghề làm khèn Mông của người dân thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn).
Nghề làm khèn Mông của người dân thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn).

Nói về sự phát triển của các làng nghề, TTCN trên địa bàn huyện, đồng chí Nguyễn Trung Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Những năm trước đây, hầu hết các sản phẩm TTCN phục vụ đời sống, sản xuất của bà con nơi đây chủ yếu nhập từ miền xuôi lên; không ít các mặt hàng chất lượng không đảm bảo mà còn không phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Được sự quan tâm của Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp về chính sách hỗ trợ, đầu tư cho vay vốn để khôi phục, phát triển các làng nghề, TTCN của địa phương và hướng tới sản xuất hàng hóa, Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hàng chục cơ sở rèn, đúc, sản xuất gạch bê-tông, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất, chế biến chè, rượu, mật ong... Hàng năm, cung cấp cho thị trường trong huyện khoảng hơn 200.000 sản phẩm dao, búa, lưỡi cày, cuốc các loại; sản xuất 1,5 triệu viên gạch bi; khai thác nước máy 180.000 m3; chế biến 35 tấn chè tươi; sản lượng rượu đạt 39.000 lít. Ngoài các sản phẩm trên, người dân trong huyện còn sản xuất được hàng nghìn sản phẩm quần áo dân tộc; mật ong 20.000 lít và khoảng trên 2.000 kg thịt bò, lợn treo.

Việc khôi phục và phát triển các ngành, nghề TTCN trên địa bàn huyện vài năm gần đây không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân trong huyện, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ đời sống nhân dân và xuất ra thị trường ngoài huyện. Có được kết quả trên  là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách. Đặc biệt là sự phối hợp giữa huyện với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện trong việc hỗ trợ lãi suất cho các hộ, cơ sở sản xuất vay vốn phát triển sản xuất đa ngành, nghề với mức hỗ trợ hợp lý, tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, với lợi thế, tiềm năng, nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào thì vẫn chưa phát huy hết thế mạnh. Các cơ sở rèn, đúc chủ yếu tập trung ở các xã Hố Quáng Phìn, Tả Lủng, thị trấn Phố Bảng; sản xuất gạch, vật liệu xây dựng ở thị trấn Đồng Văn, Lũng Phìn, Sủng Là, Lũng Táo, Thài Phìn Tủng; sản xuất Khèn, quần áo dân tộc, mây tre đan ở Hố Quáng Phìn, Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng là chủ yếu. Các sản phẩm làm ra chưa nhiều, không có tính cạnh tranh cao; một số làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn chưa thực sự chủ động trong sản xuất, còn thụ động, chưa theo kịp với qúa trình chuyển biến của nền kinh tế thị trường.

Trong những năm tới, huyện Đồng Văn tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khôi phục cũng như phát triển các ngành, nghề TTCN như: Nghề rèn, đúc các sản phẩm nông cụ; chế biến, sản xuất các mặt hàng nông sản, may mặc; sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng và ưu tiên đầu tư, vốn vay cho các địa phương có nhiều cơ sở, hộ gia đình làm nghề TTCN, nhằm quy hoạch và xây dựng thành những làng nghề tập trung, hướng các thành phần kinh tế tập thể phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động nông thôn.           

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Liên Hiệp quyết tâm thoát nghèo

BHG - Bí thư Đảng bộ xã Liên Hiệp (Bắc Quang) Nông Hoàng Chương khoe khéo: Hết giờ làm việc, anh em mình đi ao nuôi cá đặc sản câu mấy con, làm mấy món, tối về uống rượu rồi đi xem đám "nam thanh - nữ tú" hát Lướn, hát Cọi cho đời... trẻ lại! …Hát Lướn, hát Cọi được xem là "hồn cốt" của đồng bào Tày, Nùng vùng Chiến khu Cách mạng Trọng Con. Nam, nữ đến tuổi trưởng thành thường lấy câu hát bày tỏ tình cảm. Người già, người lớn tuổi lấy câu hát để tâm tình.

31/05/2018
Phát huy hiệu quả hệ thống "Đèn cao áp nông thôn" tại xã Đạo Đức

BHG - Dọc Quốc lộ 2, đoạn từ km7 - km15 (Hà Giang – Tuyên Quang),  ta dễ dàng nhìn thấy những cột đèn nhỏ hai bên đường. Những cột đèn này, được người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) ví là những "Đèn cao áp nông thôn", bởi sự nhỏ gọn và tiện ích; những tia sáng nhỏ không chỉ mang đến cho riêng người dân nơi đây, mà còn có ý nghĩa với những phương tiện đi lại trên đoạn đường này.

 

31/05/2018
Vị Xuyên nâng cao hiệu quả hoạt động chợ nông thôn

BHG - Hiện nay, 21/24 xã, thị trấn của huyện Vị Xuyên có chợ trung tâm. Các xã, thị trấn đều xây dựng phương án quản lý, kinh doanh, khai thác hoạt động chợ một cách có hiệu quả. Từ khi có chợ, việc trao đổi, giao thương của nhân dân diễn ra thuận lợi, các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương được trao đổi nên đã kích thích sản xuất phát triển.

 

31/05/2018
Lễ mở thầu gói thầu thi công xây dựng công trình thuộc dự án "Khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tỉnh Hà Giang"

BHG - Ngày 30.5, tại Công ty TNHH Tư vấn ĐTXD Đông Dương Hà Giang (trụ sở tại phường Trần Phú, Tp Hà Giang), Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Vị Xuyên - Chủ đầu tư Dự án đã tổ chức mở thầu gói thầu thi công xây dựng công trình thuộc dự án: Khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tỉnh Hà Giang.

30/05/2018