Hà Giang

Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nông nghiệp, nông thôn

13:47, 27/04/2018

BHG - Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, những năm qua, Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nguồn vốn vay đến với người dân. Từ nguồn vốn của Agribank, đã giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Từ nguồn vốn vay của Agribank, gia đình anh Triệu Tà Vủi, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên đã mở rộng chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa.
Từ nguồn vốn vay của Agribank, gia đình anh Triệu Tà Vủi, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên đã mở rộng chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa.

Phát huy thế mạnh, Agribank Hoàng Su Phì luôn bám sát chỉ đạo, định hướng của Agribank tỉnh và định hướng phát triển KT-XH hàng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Trong đó, tập trung đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; cho vay theo Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh; khuyến khích cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và đầu tư chọn lọc các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, tập trung cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên của huyện như: Phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê; trồng và chế biến chè, dược liệu... để giúp người dân có vốn phát triển kinh tế. Hầu hết các chương trình cho vay đều được triển khai sâu, rộng tới các xã, thị trấn của huyện; thủ tục được đơn giản hóa, các hoạt động giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện trực tiếp tại cơ sở. Qua đó, giảm thời gian cũng như chi phí đi lại cho người dân.

Đồng chí Vũ Bá Bống, Giám đốc Agribank Hoàng Su Phì cho biết: Những năm qua, vốn vay từ Agribank đã trở thành nguồn lực quan trọng, giúp nhiều gia đình ở các xã, thị trấn trong huyện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấu mùa vụ, tăng thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác. Tính đến hết tháng 3.2018, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt trên 157 tỷ đồng; trong đó, dư nợ doanh nghiệp, hợp tác xã chiếm 0,62%; cho vay tiêu dùng chiếm gần 61%; cho vay kinh doanh chiếm gần 21%... Ngoài ra, Agribank Hoàng Su Phì còn tích cực cho vay theo Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, số tiền đã giải ngân trên 28 tỷ đồng, với 353 hộ đủ điều kiện vay vốn mua trâu, bò, nuôi ong, trồng dược liệu.

Cũng theo đồng chí Vũ Bá Bống, để bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn vốn cho vay, Agribank Hoàng Su Phì luôn chú trọng thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ; tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ sau khi được giải ngân. Đồng thời, phân công cán bộ tín dụng thường xuyên phối hợp với Tổ trưởng tổ vay vốn, hướng dẫn các hộ sử dụng vốn đúng mục đích. Đôn đốc thu hồi tiền gốc, lãi đúng thời gian quy định. Do vậy, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát, bảo đảm an toàn, không có nợ quá hạn, không phát sinh nợ xấu. Công tác kế toán, ngân quỹ luôn bảo đảm nhanh, gọn, cập nhật kịp thời theo đúng yêu cầu.

Thời gian tới, Agribank Hoàng Su Phì tiếp tục tập trung điều hành cơ chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả; ưu tiên nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn; giải ngân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các nguồn vốn; tích cực phối hợp với các hội, đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất; từng bước giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo.

Bài, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chinh phục đỉnh cao gần 2.500 m

BHG - Gần 2.500 m - đó là điểm cao nhất của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, thành phố Hà Giang. Đây là khu vực có nhiều núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở. Dãy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao gần 2.500 m so với mực nước biển, từ đây phát triển nhiều dãy núi lớn khác chạy xuống phía Nam. Đường phân thủy phía Tây đổ xuống sông Chảy, phía Đông đổ xuống sông Lô. Do địa hình hiểm trở cho nên Khu BTTN còn giữ được những vùng rừng nguyên sinh đang được lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương bảo vệ nghiêm ngặt.

 

27/04/2018
Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm

BHG - Những năm qua, mặc dù hoạt động của Agribank Chi nhánh Hà Giang (Agribank Hà Giang) gặp không ít khó khăn, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, công chức, viên chức; kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Ghi nhận hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Giang trong năm qua  đó là: Công tác huy động vốn, triển khai đầy đủ các sản phẩm, kênh huy động theo quy định của Tổng Giám đốc Agribank bao gồm cả sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng...

27/04/2018
Bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

BHG - Ngày 23.4, UBND tỉnh có Văn bản số 1280/UBND – KTN về việc thực hiện các nội dung tại Quyết định số 1161/QĐ – BTC ngày 6.4.2018 của Bộ Công thương về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là toàn văn của nội dung này.

26/04/2018
Hội Doanh nhân trẻ đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

BHG - Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2017, đến nay có trên 100 hội viên, hoạt động hiệu quả ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh… Trong những năm qua, các Doanh nhân trẻ luôn vượt qua khó khăn, thách thức, tự tin nắm bắt cơ hội; xung kích trên mặt trận kinh tế, phát triển doanh nghiệp bền vững, đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.

26/04/2018