Tín hiệu tích cực trong phát triển kinh tế tập thể ở Đồng Văn

08:38, 02/03/2018

BHG - Để phát huy hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) theo Luật HTX năm 2012; các cấp, ngành huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp với cách làm linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã tạo được hiệu ứng tích cực. 

Nhiều thành viên HTX Dịch vụ tổng hợp toàn thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) có thu nhập khá từ trồng rau Bắp cải trái vụ theo tiêu chuẩn VietGap.
Nhiều thành viên HTX Dịch vụ tổng hợp toàn thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) có thu nhập khá từ trồng rau Bắp cải trái vụ theo tiêu chuẩn VietGap.

Theo nhận định chung, các HTX, THT ở Đồng Văn đã được củng cố, kiện toàn cả về quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất; kinh doanh từng bước được phát triển. Nhiều HTX tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tập trung vào chế biến các mặt hàng nông sản để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, tạo sự đột phá trong việc liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, các HTX đã chú trọng việc sản xuất theo hướng an toàn, xây dựng thành công thương hiệu, nhãn mác cho sản phẩm; từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình khu vực nông thôn. Tiêu biểu như: HTX Thành Công, thôn Bản Mồ, thị trấn Đồng Văn với sản phẩm ớt gió ngâm tỏi; HTX dịch vụ tổng hợp toàn thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng với sản phẩm rau Bắp cải trái vụ tiêu chuẩn VietGap; HTX Nông - lâm nghiệp Hoa Đá, thị trấn Đồng Văn với sản phẩm rượu, chế biến trà uống từ hạt Tam giác mạch đắng; HTX Bắc - Nam với sản phẩm bánh, kẹo Tam giác mạch; HTX Đoàn Kết, HTX Dịch vụ tổng hợp Sà Phìn với sản phẩm thịt bò sấy khô; HTX Phong Hưởng với sản phẩm mật ong Bạc hà. Các Tổ thêu, dệt vải lanh thôn Sà Phìn A, Lũng Hòa A (Sà Phìn), thôn Cháng Phúng (Phố Cáo) với sản phẩm may mặc dân tộc; THT chế tác Bạc thôn Lao Sa, xã Sủng Là; chế tác khèn Mông, thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn…

Trong năm 2017, toàn huyện Đồng Văn thành lập được 8/6 HTX, đạt 133,33% so với kế hoạch; nâng tổng số HTX trên địa bàn lên 37 HTX, với  tổng số lao động của các HTX là 516 người; thu nhập bình quân của các thành viên HTX ước đạt từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. 100% THT có hợp đồng chứng thực của UBND xã, thị trấn và hoạt động đúng theo quy định. Tổng số lao động là thành viên THT là 147 người, thu nhập bình quân của các thành viên đạt từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng; trừ hết các khoản chi phí, bình quân mỗi THT đều có lãi khoảng 120 – 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo nhận định của chính quyền các xã, thị trấn có HTX, THT, việc liên kết trong các HTX, THX chưa thực sự bền vững, còn hoạt động theo thời vụ, quy mô chưa lớn mới chỉ dừng lại ở tổ, nhóm, dòng họ, gia đình;   kiến thức về sản xuất kinh doanh, thị trường của các HTX, THT còn hạn chế. Qua đó, gây nhiều khó khăn trong triển khai phương án sản xuất, kinh doanh…

Nói về giải pháp, hướng đi trong việc duy trì, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn, đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết: Dựa trên tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, huyện tiếp tục chỉ đạo gắn phát triển kinh tế tập thể với nghị quyết của Đảng bộ huyện. Đồng thời, ban hành các cơ chế mới, vận dụng linh hoạt, lồng ghép các cơ chế chính sách của T.Ư, của tỉnh đễ hỗ trợ các HTX, THT phát triển. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX về kỹ năng, kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý HTX. Chỉ đạo ngành chức năng giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập mới, giải thể HTX; cùng đó, giúp các HTX, THT tiếp cận được các nguồn vốn vay, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Việc củng cố, duy trì hoạt động các HTX, THT ở huyện Đồng Văn tuy còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, cùng các giải giáp triển khai cụ thể, đồng bộ của các cấp, ngành nên đã có những tín hiệu tích cực. Đây sẽ là cơ sở để huyện tiếp tục lãnh, chỉ đạo, củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực giúp người dân thoát nghèo

BHG - Trong năm nay, nguồn ngân sách Nhà nước tiếp tục dành hơn 1.356 tỷ đồng thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh với mong muốn: Giảm thêm từ 7.511 hộ nghèo trở lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,2%; riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm trên 6%; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới… Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước rất quan trọng, nhưng để thoát nghèo, mỗi người dân, mỗi gia đình cần nỗ lực, biến ý chí, quyết tâm thoát nghèo thành hành động cụ thể.

 

28/02/2018
Đảm bảo tiến độ các dự án từ nguồn vốn ODA

BHG - Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 21 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện. Trong đó, 6 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, 15 dự án do các bộ, ngành T.Ư làm chủ quản, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các dự án đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

28/02/2018
Mở hướng liên kết và thu hút đầu tư

BHG - Tỉnh ta đang đổi mới, nỗ lực, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh ở các lĩnh vực chủ lực như du lịch, nông nghiệp chất lượng cao và thu hút các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Nhằm biến tiềm năng thành "đòn bẩy" phát triển, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp, mở hướng liên kết và thu hút đầu tư phát triển KT - XH…

27/02/2018
Quản Bạ khôi phục và phát triển đàn ngựa

BHG - Mới chỉ cách đây gần 20 năm về trước, hình ảnh những chú ngựa thồ hàng xuống chợ luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá, tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, giao thông thuận tiện, nên ngày càng ít dần các nhà nuôi ngựa. Với mục đích nuôi ngựa để phát triển kinh tế và phục vụ du lịch, thời gian gần đây, huyện Quản Bạ đã khôi phục và phát triển đàn ngựa, bước đầu mang lại những kết quả khả quan.

26/02/2018