Hà Giang

Kinh tế hợp tác, hợp tác xã - "mấu chốt" trong tái cơ cấu nông nghiệp

08:29, 08/02/2018

BHG- Với việc từng bước đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tập trung chế biến các mặt hàng nông sản… hình thành chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh ngày càng khẳng định vai trò, “mấu chốt” trong chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn.

HTX Sản xuất, chế biến thực phẩm sạch Hải Khang đầu tư trang trại chăn nuôi lợn sạch, đảm bảo cung cấp ra thị trường thực phẩm sạch.
HTX Sản xuất, chế biến thực phẩm sạch Hải Khang đầu tư trang trại chăn nuôi lợn sạch, đảm bảo cung cấp ra thị trường thực phẩm sạch.

Đổi mới phương thức điều hành của các HTX

Trên địa bàn tỉnh hiện có 623 HTX, trong đó, HTX nông nghiệp chiếm nhiều nhất với 297 HTX. Trong năm 2017, toàn tỉnh thành lập mới 125 HTX, trong đó, có 38 HTX được thành lập theo mô hình HTX toàn thôn (mô hình HTX đặc thù của tỉnh). Thực hiện Luật HTX năm 2012, các HTX cơ bản được củng cố, kiện toàn và chuyển đổi, đăng ký lại. Đồng thời, đã giải thể 162 HTX không đủ điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành; một số HTX ngừng hoạt động đang tiến hành các thủ tục giải thể bắt buộc theo quy định.

Các HTX sau chuyển đổi, củng cố, kiện toàn và các HTX thành lập mới cơ bản hoạt động ổn định, bước đầu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh. Quy mô hoạt động của các HTX từng bước được mở rộng, một số HTX tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị theo chiều sâu; phát huy được vai trò hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động của HTX chuyển dần theo hướng cung cấp các dịch vụ đầu vào sản suất cho các hộ thành viên. Trong số các HTX phát huy được vai trò thúc đẩy kinh tế hộ phải kể đến HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoa Sơn, thôn Minh Thành, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Chị Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc HTX Hoa Sơn cho biết: “Trước tình trạng các gia đình sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún khiến năng suất, sản lượng thấp, thị trường bấp bênh, HTX đã cho các thành viên vay giống, phân bón với lãi suất thấp, sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, các hộ sẽ trả lại số tiền tương đương giá trị số lượng phân bón và giống. Đồng thời, đứng ra lo bao tiêu sản phẩm cho người nông dân nên đã tập hợp đông đảo thành viên tham gia”.

Thực tế cho thấy, một số HTX nông nghiệp đã tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Sản phẩm cam Sành, mật ong, chè, nghệ, chổi chít, thực phẩm qua chế biến... Đặc biệt, các HTX hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hình thành một số mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới và tham gia vào tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Phát triển HTX gắn với sản phẩm đặc trưng

Theo lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, những năm qua, Liên minh HTX đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, huy động mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác, HTX gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới.

Hiện nay, các chính sách của tỉnh đang từng bước đi vào cuộc sống, giúp thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao đời sống người dân, như: Nghị quyết số 47 của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển KT – XH; Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chương trình hỗ trợ các HTX xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký chất lượng, nhãn hiệu độc quyền các sản phẩm nông sản đặc trưng. Trong số các HTX xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường hiện nay, HTX Sản xuất, chế biến thực phẩm sạch Hải Khang (Bắc Quang) có nhiều sản phẩm như: Giò, chả, nem, các sản phẩm từ thịt lợn, trâu, bò, ngựa, dê, gà của địa phương được bán rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Chị Nguyễn Thị Khang, Giám đốc HTX cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế, HTX đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gắn với sản xuất, chế biến thực phẩm sạch; đầu tư trang bị thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”.

Trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng và điều kiện của từng vùng, từng địa phương, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình HTX kiểu mới gắn với các sản phẩm đặc thù, như: Mật ong được sản xuất, nuôi dưỡng ở vùng nguyên liệu cây hoa Bạc hà mọc tự nhiên trên Cao nguyên đá Đồng Văn; sản phẩm Bò vàng giống bản địa vùng cao; mô hình HTX trồng và chế biến dược liệu, phát triển làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người Mông; mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm dịch vụ, du lịch; phát triển HTX gắn với các dịch vụ phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm của các thành viên.

Đối với khu vực vùng cao núi đất phía Tây, hình thành và phát triển các mô hình HTX gắn với các sản phẩm dược liệu, chè Shan tuyết, gạo đặc sản Già dui, gỗ rừng trồng xuất khẩu. Vùng núi thấp phát triển mô hình HTX trồng cam Sành, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và chế biến nông, lâm sản, công nghiệp, dịch vụ, thương mại tổng hợp…

Có thể khẳng định, tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất để nâng cao thu nhập cho người nông dân là chủ trương đúng, đã và đang nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân. Các giải pháp hiệu quả, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời của tỉnh đang giúp các HTX phát huy vai trò trong nền kinh tế. Qua đó, góp phần gỡ “nút thắt” trong tái cơ cấu nông nghiệp, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp có bước phát triển bền vững.

Bài, ảnh: KIM TIẾN             


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn, chưa có thiệt hại về gia súc do đói, rét

BHG - Tính đến hết tháng 1.2018, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 69.840 con đang phát triển ổn định. Mặc dù từ đầu mùa Đông năm nay trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài; nhiều vùng có băng giá, song toàn huyện chưa có trâu, bò bị chết do đói, rét. Đạt được kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống đói, rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.

31/01/2018
Sôi động thị trường hàng hóa những ngày giáp Tết

BHG - Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, đây chính là thời điểm thị trường hàng hóa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng hóa tăng mạnh về số lượng, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua của người dân. Dạo quanh các chợ, cửa hàng, đại lý bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Giang, nhận thấy rõ sức mua hàng của người dân có dấu hiệu tăng từng ngày. Theo quan sát, ngoài các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, bánh, kẹo, mứt, bia, rượu,… 

31/01/2018
HTX rượu ngô Thanh Vân, giữ vững một làng nghề truyền thống

BHG - Huyện Quản Bạ được du khách xa gần biết đến không chỉ bởi thắng cảnh núi Đôi, mà ở đây còn nổi tiếng với đặc sản rượu ngô Thanh Vân. Trải qua bao thăng trầm của làng nghề và HTX rượu Thanh Vân, đến nay rượu ngô Thanh Vân dần khẳng định thương hiệu, giá trị, đồng thời sự hoạt động năng động của HTX đã và đang giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

31/01/2018
Sắc Xuân Nông thôn mới Phú Linh

BHG - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, về thăm xã Phú Linh (Vị Xuyên), địa phương vừa được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NMT) vào tháng 12 vừa qua, khắp nơi đang rợp bóng cờ, hoa và băng rôn, khẩu hiệu. Người dân Phú Linh đón Tết năm nay với niềm vui, phấn khởi hiện rõ trên những khuôn mặt, trong từng nếp nhà và những nẻo đường bởi chủ trương xây dựng NTM của Đảng, Nhà nước đã giúp bộ mặt nông thôn của địa phương thực sự… mới!. 

07/02/2018