Đồng Văn với Chương trình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho gia súc

08:21, 01/12/2017

BHG - Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: Chăn nuôi đại gia súc là ngành kinh tế mũi nhọn, là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng xóa đói, giảm nghèo của huyện. Thời gian qua, cùng với việc cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, huyện còn triển khai thực hiện Chương trình ủ chua dự trữ thức ăn cho bò nhằm tăng số lượng, chất lượng đàn; góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.

Gia đình anh Vàng Mí Mua, thôn Sán Sì Tủng, xã Sà Phìn (Đồng Văn) tích cực ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho bò vào mùa Đông.
Gia đình anh Vàng Mí Mua, thôn Sán Sì Tủng, xã Sà Phìn (Đồng Văn) tích cực ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho bò vào mùa Đông.

Với số lượng đàn gia súc của huyện hiện có trên 105 nghìn con, trong đó, đàn bò 27.318 con, đàn trâu 1.296 con, số còn lại là dê, lợn. Sau nhiều năm tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích cỏ để phát triển đàn gia súc, hiện toàn huyện đã có trên 2.000 ha cỏ; trung bình mỗi con trâu, bò có 700 khóm cỏ trồng. Với số lượng cỏ lớn, nhưng người dân chưa có ý thức trong việc chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn, dẫn đến tình trạng vẫn thiếu thức ăn vào mùa Đông, làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển, nâng cao chất lượng đàn gia súc. Trước thực trạng đó, năm 2016, huyện Đồng Văn đã giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho đàn gia súc. Thời gian đầu thực hiện, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ 100% túi ni-lon, bột cám ngô, muối; người dân góp 100% thức ăn thô xanh, công lao động.

 Để đảm bảo việc ủ chua cỏ làm thức ăn cho gia súc có hiệu quả, huyện chỉ đạo ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn phân công cán bộ xuống thôn, bản tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật các bước ủ chua cỏ; sau thời gian ủ chua cỏ phải có mầu vàng, mềm, mùi thơm,… cỏ ủ chua có thể để dự trữ trong thời gian từ 4 - 5 tháng. Cách làm này, đã giúp cho các hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn có chất lượng cho gia súc, giảm thiểu tình trạng gia súc chết do đói, rét trong mùa Đông. Sau hơn 1 năm tuyên truyền, vận động người dân chế biến, bảo quản dự trữ cỏ làm thức ăn theo kỹ thuật ủ chua, hiện trên địa bàn huyện có trên 2.000 hộ tại 19/19 xã, thị trấn đã tự làm chủ các thao tác theo đúng kỹ thuật ủ chua cỏ cho bò được khoảng trên 13.170 tấn cỏ.

Anh Vàng Mí Mua, thôn Sán Sì Tủng, xã Sà Phìn, chia sẻ: Chương trình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho bò khi triển khai được nhiều người dân trong thôn tích cực hưởng ứng tham gia. Kỹ thuật ủ chua đơn giản, dễ làm, thức ăn có thể dùng trong nhiều tháng mà không bị hỏng. Qua thực tế gia đình tôi nuôi bò cho thấy, những con bò được sử dụng thức ăn ủ chua có lông mượt, trọng lượng tăng nhanh; nếu so sánh 2 con bò nuôi cùng thời điểm, thì con bò được ăn cỏ ủ chua bán lãi trên 3 triệu đồng/con so với bò không ăn thức ăn ủ chua.

Đồng chí Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết: Hiệu quả từ Chương trình ủ chua cỏ cho gia súc đem lại là đã rõ, phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi thế mạnh của huyện, giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để tăng thu nhập. Đây cũng là hướng đi huyện đang quan tâm, chú trọng phát triển và nhân rộng trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

   Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng và gia tăng các dịch vụ ngân hàng tiện ích

BHG - Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Agribank Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Tính đến 31.10, Agribank Hà Giang đã lắp đặt 17 máy ATM tự động tại tất cả các huyện, thành phố và 14 máy POS...

30/11/2017
Tăng cường tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

BHG - Là kênh quan trọng trong việc đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì (Agribank Hoàng Su Phì) đã giúp hàng nghìn hộ nông dân có nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề kinh doanh và giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại địa phương.

30/11/2017
Các tham luận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển

BHG - Những năm qua, Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, tạo tiền đề quan trọng để phát triển. Tỉnh đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, GRDP năm 2017 tăng trưởng khoảng 7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kinh tế biên mậu phát triển sôi động; lĩnh vực du lịch tăng trưởng tốt; các thành phần kinh tế đều có những bước phát triển; ...

29/11/2017
Phát triển bền vững thương hiệu mật ong Bạc hà: Bảo vệ thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc

BHG - Mật ong Bạc hà Mèo Vạc là thương hiệu được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự mang lại thu nhập khá cho người nuôi ong. Tỉnh ta đã xác định phát triển đàn ong nội, lấy mật tự nhiên và cây hoa Bạc hà trở thành nguồn nguyên liệu chính cung cấp mật cho đàn ong. Thời gian khai thác mật ong Bạc hà chính vụ ở các huyện Cao nguyên đá từ tháng 11 - 12 hàng năm, thời điểm này thường xảy ra rét đậm, rét hại nên số lượng mật thu được không nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hơn nữa, sản phẩm này đang phải cạnh tranh gay gắt ...

29/11/2017