Thảo quả được mùa, vẫn còn nhiều nỗi lo

09:46, 03/11/2017

BHG - Người dân các huyện trồng Thảo quả đang rất phấn khởi, vụ thu hoạch này được cả mùa, cả giá. Hiện, giá Thảo quả tươi đang ở mức 85 nghìn đồng/kg, tăng gấp 1,5 lần so với vụ trước. Tuy nhiên, cũng cần phải có giải pháp từ sản xuất đến tiêu thụ bền vững cho sản phẩm này.

Cây thoát nghèo

Tính đến nay, tỉnh ta có hơn 8 nghìn ha Thảo quả, được trồng ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung lớn tại 4 huyện: Vị Xuyên gần 2.900 ha, Quản Bạ trên 2.500 ha, Hoàng Su Phì trên 2.100 ha và huyện Xín Mần gần 1.200 ha. Bình quân, mỗi năm toàn tỉnh trồng mới được từ 150 đến 200 ha. Theo tính toán, mỗi năm, sản lượng Thảo quả khô đạt hơn 1 nghìn tấn, với giá như hiện tại, mỗi vụ thu hoạch mang lại cho người nông dân khoảng 110 - 120 tỷ đồng.

Vườn Thảo quả tại xã Du Già (Yên Minh).
Vườn Thảo quả tại xã Du Già (Yên Minh).

Thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên được ví như vùng đất “chết” bởi tàn tích bom, mìn còn sót lại sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1991, người dân quay lại lập nghiệp, bắt đầu từ cây lúa, cây chè, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn. Từ năm 2010 trở lại đây, nhờ trồng cây Thảo quả, cuộc sống của người dân đã bước sang một trang mới. Gia đình anh Phàn Văn Diện - một trong những hộ đầu tiên trồng Thảo quả ở Nậm Ngặt cho biết: Gia đình anh được giao 5 ha đất lâm nghiệp, trong đó cây Thảo quả tự nhiên mọc dưới tán rừng gần một ha. Sau thời gian khai thác, nhận thấy tiềm năng của giống cây này nên anh trồng, nhân rộng thêm trên toàn bộ diện tích đất của gia đình. Hiện nay, 5 ha Thảo quả đang cho thu hoạch, mỗi năm anh thu về hơn 50 triệu đồng. Trưởng thôn Nặm Ngặt, Bồn Văn Vằn cho biết: Thôn có 70 hộ với hơn 300 khẩu, trước đây kinh tế chủ yếu trồng lúa, chăn nuôi lợn. Nhưng từ  khi Thảo quả phát triển, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo. Với giá như năm nay khoảng 85 nghìn đồng/kg, có hộ trong thôn thu về gần 200 triệu đồng.

Ở huyện Hoàng Su Phì, nơi có hơn 2.100 ha Thảo quả, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Anh Lò Văn Sinh, thôn Sơn Thành Thượng, xã Nậm Khòa có diện tích Thảo quả lớn nhất xã với gần 40 ha. Anh Sinh cho biết: Hiện nay, gia đình có gần 20 ha đã cho thu hoạch, còn 20 ha đang thời kỳ chăm sóc, sang năm có thể thu hoạch. Với diện tích trên, mỗi vụ sẽ thu từ 4 - 5 tấn Thảo quả tươi, như vậy, trừ chi phí gia đình anh sẽ có thu nhập trên 150 triệu đồng.

Được mùa nhưng vẫn lo!

Thảo quả năm nay được mùa, nhưng ở một số nơi chỉ tốt cây chứ không có nhiều quả, quả cứ to bằng đầu đũa là rụng, nhiều hộ dân lo lắng nên vặt lá đem bán đã ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, việc trồng, chăm sóc cây Thảo quả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng chưa có. Cùng với đó, do đặc thù cây sống trong rừng sâu nên điều kiện chăm sóc kém dẫn đến năng suất, sản lượng Thảo quả chưa được như mong muốn.

Trong khâu tiêu thụ, thực tế từ những vụ Thảo quả trước cho thấy, ở đầu vụ luôn được giá gấp 1,5 lần so với giữa và cuối mùa. Nguyên nhân chính do đầu ra của Thảo quả chủ yếu bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc, một phần bị thương lái ép gia. Ông Phàn Sành Phấu, Bí thư Đảng uỷ xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì cho biết: Vào thời điểm năm ngoái, đầu mùa Thảo quả tươi có giá khoảng 50 nghìn đồng/1kg, đến giữa mùa chỉ còn 30 nghìn đồng/1kg. Xã có 225 ha Thảo quả đang cho thu hoạch, nhưng chủ yếu do người dân tự làm giá với thương lái, xã cũng chưa có biện pháp nào kết nối giữa người dân và doạnh nghiệp.

Trước thực trạng phát triển cây Thảo quả như hiện nay, tỉnh ta đã phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan mở hội nghị đối thoại, định hướng phát triển cây Thảo quả. Tổ chức phát triển Hà Lan cũng đánh giá cao diện tích và sản lượng Thảo quả hàng năm của tỉnh, đồng thời cam kết hỗ trợ mở rộng diện tích thông qua nguồn hỗ trợ từ các tổ chức. Đồng thời, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, chế biến và thị trường tiêu thụ. Nhưng trước mắt, người dân vẫn đang tự tìm mối tiêu thụ sản phẩm.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang tích cực gieo trồng cây vụ Đông

BHG-Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay huyện Bắc Quang phấn đấu gieo trồng gần 1.500 ha cây nông nghiệp; trong đó trên 500 ha ngô, chủ yếu là giống nếp HN88, MX4, MX10, nếp địa phương và các giống ngô lai... Còn lại 900 ha các loại rau, đậu gồm: Dưa chuột, cà chua, khoai tây, bắp cải... Đối với cây ngô, tập trung ở các xã dọc Quốc lộ 2 và các xã Việt Vinh, Tân Quang, Tân Thành, Bằng Hành, Liên Hiệp... các xã trọng điểm trồng rau màu gồm Quang Minh, Hùng An, Đồng Yên, Vĩnh Phúc... 

31/10/2017
Người dân thị trấn Đồng Văn hy vọng thoát nghèo từ cây ớt Gió

BHG-Lâu nay, hình thức canh tác của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được gắn với hình ảnh người lao động, sản xuất trên triền đá với cây trồng chủ yếu là ngô và hoa màu xen canh. Nhưng để tìm được cây trồng phù hợp với khí hậu và địa hình không phải dễ. Thời gian gần đây, cây ớt Gió đang được người dân quan tâm sản xuất, qua đó góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

31/10/2017
Nguyễn Việt Cường đứng dậy từ gian khó!

BHG-"Con đường dẫn đến thành công luôn đầy gian nan. Những trái ngọt ngày hôm nay tôi đang gặt hái đều là những cố gắng không ngừng nghỉ, bằng cả mồ hôi và nước mắt; các bạn trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc trước thất bại mà hãy lấy đó làm động lực bước đi". Đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Việt Cường, (sinh 1983), Bí thư Chi đoàn thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, người đang trên hành trình khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gia súc hàng hóa tập trung, chất lượng cao.

31/10/2017
Tích cực chuẩn bị gian hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại Hội nghị APEC

BHG-Nằm trong khuôn khổ Hội nghị APEC năm 2017, diễn ra từ 7-10.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Aryana Đà Nẵng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Triển lãm "Việt Nam – đối tác kinh doanh tin cậy và giàu tiềm năng", tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch tham gia triển lãm trưng bày các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu...

31/10/2017