Phát triển nông nghiệp an toàn, hướng đi bền vững

19:49, 04/11/2017

BHG - Với nhiều bất lợi về điều kiện thời tiết, đất đai, địa hình, trình độ sản xuất, nông nghiệp Hà Giang có những thiệt thòi cho với sự phát triển của nhiều địa phương khác trong cả nước. Nhưng bù lại, mảnh đất địa đầu Tổ quốc cũng có những lợi thế không phải nơi nào cũng có được, đó là những sản phẩm như: cam Sành, mật ong Bạc hà, hồng không hạt đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Giang đã và đang xác định những hướng đi rất phù hợp. Từng bước xây dựng hướng phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, một hướng đi được coi là xu hướng cho hiện tại và tương lai. Hà Giang đang rất chú trọng đến việc khai thác các tiềm năng của mình, trong đó có tiềm năng về phát triển nông nghiệp an toàn. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định 2 khâu “đột phá” và 5 chương trình trọng tâm. Trong đó, một trong 2 khâu đột phá đó là ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Còn với 5 chương trình trọng tâm có Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; Chương trình phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo. Cùng với đó, trong Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, tập trung nguồn lực đất đai, lao động, nguồn vốn khoa học và công nghệ, hạ tầng để ưu tiên cho các sản phẩm mang tính đặc thù, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát triển thành hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh theo chuỗi như: Cây cam, cây chè, cây dược liệu, con ong và đại gia súc.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra dây chuyền ứng dụng khoa học công nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong Bạc hà Cao nguyên đá tại thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc).
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra dây chuyền ứng dụng khoa học công nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong Bạc hà Cao nguyên đá tại thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc).

Từng bước xây dựng nền sản xuất an toàn, những năm qua tỉnh ta ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách đầu tư cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Trong đó, có kế hoạch của UBND tỉnh về hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP và hệ thống quản lí chất lượng mang tính phòng ngừa an toàn thực phẩm, dựa trên phân tích các mối nguy hại và xác định các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn tại cơ sở chế biến chè vào sản xuất, chế biến chè tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 – 2015. Năm 2017, UBND tỉnh tiếp tục ban hành kế hoạch đảm bảo đạt 3.800 ha chè theo tiêu chuẩn GAP năm 2017. Riêng đối với cây cam Sành, những năm qua tỉnh ta đã từng bước khôi phục vị thế cây cam Sành Hà Giang. Từ năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc thực hiện đảm bảo 1.000 ha cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP, qua đó đưa tổng diện tích cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2007 khoảng 1.600 ha và đến nay trên 8.000 ha, phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích cam Sành đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, những năm qua tỉnh ta có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy mở rộng ứng dụng VietGAP đối với nhiều diện tích rau xanh, chăn nuôi lợn tại các địa bàn có nhu cầu thực phẩm cao như: Thành phố Hà Giang và các huyện, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình... Riêng với thương hiệu Bò vàng Cao nguyên đá, Hà Giang đang có những cơ chế, chính sách để phục hồi, phát triển, xây dựng trở thành thương hiệu của Hà Giang. Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các địa bàn có lợi thế như Cao nguyên đá; các huyện phía Tây của tỉnh. Đối với sản phẩm mật ong Bạc hà Cao nguyên đá, một sản phẩm uy tín của Hà Giang được đặc biệt quan tâm trong việc giữ vững thương hiệu, chất lượng loại mật ong gần như là đặc hữu của Cao nguyên đá Đồng Văn. Đến nay, với nỗ lực của tỉnh đã xây dựng được Chỉ dẫn địa lý dành cho mật ong Bạc hà Mèo Vạc. Đồng thời, việc tổ chức liên kết sản xuất cho người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp đã được đẩy mạnh.

Các cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất chè sạch.		 Ảnh: PHI ANH
Các cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất chè sạch. Ảnh: PHI ANH

Để thúc đẩy quá trình sản xuất VietGAP, những năm qua, ngành Nông nghiệp đã tích cực tham mưu cho tỉnh xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình, đồng thời triển khai các chương trình, kế hoạch của T.Ư, của địa phương về triển khai thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP tại nhiều địa phương trên những sản phẩm mang tính chủ lực theo vùng, miền... Cùng với đó, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Vận động các cơ sở áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; kiểm soát chất lượng sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về lạm dụng thuốc vảo vệ thực vật trong trồng trọt, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Qua đó, từng bước xây dựng một nền sản xuất an toàn, hướng đi bền vững cho nông nghiệp Hà Giang.

Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nguyễn Việt Cường đứng dậy từ gian khó!

BHG-"Con đường dẫn đến thành công luôn đầy gian nan. Những trái ngọt ngày hôm nay tôi đang gặt hái đều là những cố gắng không ngừng nghỉ, bằng cả mồ hôi và nước mắt; các bạn trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc trước thất bại mà hãy lấy đó làm động lực bước đi". Đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Việt Cường, (sinh 1983), Bí thư Chi đoàn thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, người đang trên hành trình khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gia súc hàng hóa tập trung, chất lượng cao.

31/10/2017
Người dân thị trấn Đồng Văn hy vọng thoát nghèo từ cây ớt Gió

BHG-Lâu nay, hình thức canh tác của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được gắn với hình ảnh người lao động, sản xuất trên triền đá với cây trồng chủ yếu là ngô và hoa màu xen canh. Nhưng để tìm được cây trồng phù hợp với khí hậu và địa hình không phải dễ. Thời gian gần đây, cây ớt Gió đang được người dân quan tâm sản xuất, qua đó góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

31/10/2017
Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở huyện động lực "cửa ngõ"

BHG-Ở Bắc Quang, vùng gạo thơm chất lượng cao được khoanh trồng tại 6 xã: Hữu Sản, Liên Hiệp, Bằng Hành, Kim Ngọc, Quang Minh và Việt Vinh. Các xã trên được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, thuận nước tưới tiêu và có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời. Từ rất lâu, sản phẩm lúa, gạo tại 6 xã trên đã nổi tiếng trong cả nước với chất lượng dẻo, thơm

31/10/2017
Quang Bình thu hút các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Tân Bắc

BHG-Quang Bình - huyện vùng động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH và thu hút đầu tư. Ngoài những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nơi đây còn có hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, mạng lưới giao thông thuận lợi, tính kết nối cao, khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, miền thuận tiện. 

31/10/2017