Phát triển đàn ong địa phương gắn với chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mật ong Bạc hà

09:49, 03/11/2017

BHG - Từ lâu, sản phẩm mật ong Bạc hà đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến với chất lượng mật cao, kỹ thuật nuôi ong theo phương pháp truyền thống gần như trong môi trường tự nhiên, nguồn mật chủ yếu được ong lấy từ hoa của cây Bạc hà dại chỉ có trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh Hà Giang trên địa bàn 47 xã thuộc 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Do đó, sản phẩm mật ong Bạc hà đã khẳng định được vị thế vững chắc đối với người tiêu dùng, nghề nuôi ong đã trở thành định hướng sản xuất hàng hóa của vùng, giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, hiện tỉnh ta đang điều chỉnh toàn diện lại cơ cấu nội bộ ngành, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, gắn với tổ chức lại sản xuất cho nông dân, trong đó tập trung sản xuất và nâng cao giá trị các loại cây trồng, vật nuôi lợi thế “3 cây, 2 con” và nuôi ong lấy mật đang được tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các huyện vùng cao phía Bắc. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 34.093 đàn ong nội, sản lượng mật đạt trên 192 tấn. Tuy nhiên, nuôi ong nội địa phương gắn với phát triển cây hoa Bạc hà tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc với 25.041 đàn ong; sản lượng mật đạt 104,49 tấn.

Cây hoa Bạc hà phát triển tốt tại huyện Mèo Vạc.
Cây hoa Bạc hà phát triển tốt tại huyện Mèo Vạc.

Nhờ các chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa như Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND; Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; các chương trình, dự án của UBND tỉnh, các hoạt động khuyến nông như tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, đến nay, hình thức nuôi ong đã có nhiều thay đổi, từ tự phát đã chuyển sang đầu tư nuôi tập trung số lượng lớn kết hợp với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đã nhiều hộ nuôi từ 50 đến trên 100 đàn. Đặc biệt, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc hà tỉnh Hà Giang đến nay đã hình thành các doanh ngiệp, HTX sản xuất, kinh doanh mật ong tại các huyện như: Hợp tác xã Tuấn Dũng, HTX Hoàng Điệp, Công ty TNHH Trường Anh, HTX Phong Hưởng, HTX Thành Đô... Hiện trên 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc có 8 doanh nghiệp, HTX thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà “Mèo Vạc”, chiếm khoảng 30% sản lượng mật tiêu thụ toàn vùng...

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho đàn ong phát triển, tỉnh ta đã hỗ trợ nhân dân 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc trồng, chăm sóc gần 4.200 ha cây hoa Bạc Hà, trong đó: Huyện Mèo Vạc 1.244 ha; Yên Minh 1.149,45 ha; Đồng Văn 1.073,6 ha; Quản Bạ 732 ha. Đồng thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết 209 của HĐND để phát triển đàn ong. Đến nay, đã có 537 hộ/622 đăng ký vay vốn, với số lượng 45.918 tổ/50.628 tổ ong, tổng số vốn vay gần 46 tỷ đồng. Số hộ đã thẩm định 488 hộ/564 hộ, số hộ đủ điều kiện vay 209 hộ/249 hộ, số lượng 18.797 tổ/21.297 tổ so với toàn tỉnh. Vốn đã thẩm định 18.797 triệu đồng/21.297 triệu đồng; giải ngân được 15.720 triệu đồng/18.120 triệu đồng với  số lượng 15.720 tổ...

Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT cho biết: Để thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc thực sự giữ được uy tín và phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện vùng cao đá Đồng Văn giai đoạn 2017-2020 và Quyết định về phê duyệt Báo cáo phân tích và Kế hoạch đầu tư chiến lược chuỗi giá trị mật ong tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020. Hoàn thiện quy hoạch vùng phát triển nguyên liệu cây Bạc hà phục vụ cho phát triển mật ong Bạc hà. Đồng thời, có chính sách khuyến khích mở rộng diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để trồng hoa Bạc hà và ban hành chính sách hỗ trợ các hộ dân có diện tích hoa Bạc hà được hưởng lợi từ việc nuôi ong như Quỹ môi trường rừng. Xây dựng các Tổ hợp tác, Nhóm sở thích nuôi ong gắn kết với các hợp tác xã tạo dựng thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm từ ong. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, nhóm sở thích, liên kết hộ đầu tư nuôi ong quy mô lớn, từ 100 đàn trở lên. Vận động sự vào cuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách trong việc hỗ trợ nhân dân, các hợp tác xã,... vay vốn đầu tư phát triển đàn ong nội địa phương theo quy trình kỹ thuật. Xây dựng và ban hành công bố tiêu chuẩn về chất lượng cụ thể đối với sản phẩm mật ong Bạc hà làm cơ sở quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng. Xây dựng các mô hình quản lý, nhân giống đàn ong nội địa phương để khuyến cáo và nhân ra diện rộng kết hợp hỗ trợ các cơ sở, hộ dân nhân giống đàn ong để chủ động tạo nguồn tốt, đảm bảo cung ứng cho sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn, các Nhóm sở thích, Tổ hợp tác theo phương pháp cầm tay chỉ việc nâng cao kỹ năng cho nhân dân về kỹ thuật chăm sóc ong nội địa phương...

VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang tích cực gieo trồng cây vụ Đông

BHG-Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay huyện Bắc Quang phấn đấu gieo trồng gần 1.500 ha cây nông nghiệp; trong đó trên 500 ha ngô, chủ yếu là giống nếp HN88, MX4, MX10, nếp địa phương và các giống ngô lai... Còn lại 900 ha các loại rau, đậu gồm: Dưa chuột, cà chua, khoai tây, bắp cải... Đối với cây ngô, tập trung ở các xã dọc Quốc lộ 2 và các xã Việt Vinh, Tân Quang, Tân Thành, Bằng Hành, Liên Hiệp... các xã trọng điểm trồng rau màu gồm Quang Minh, Hùng An, Đồng Yên, Vĩnh Phúc... 

31/10/2017
Quang Bình thu hút các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Tân Bắc

BHG-Quang Bình - huyện vùng động lực của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH và thu hút đầu tư. Ngoài những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nơi đây còn có hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, mạng lưới giao thông thuận lợi, tính kết nối cao, khả năng vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, miền thuận tiện. 

31/10/2017
Nguyễn Việt Cường đứng dậy từ gian khó!

BHG-"Con đường dẫn đến thành công luôn đầy gian nan. Những trái ngọt ngày hôm nay tôi đang gặt hái đều là những cố gắng không ngừng nghỉ, bằng cả mồ hôi và nước mắt; các bạn trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc trước thất bại mà hãy lấy đó làm động lực bước đi". Đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Việt Cường, (sinh 1983), Bí thư Chi đoàn thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, người đang trên hành trình khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gia súc hàng hóa tập trung, chất lượng cao.

31/10/2017
Người dân thị trấn Đồng Văn hy vọng thoát nghèo từ cây ớt Gió

BHG-Lâu nay, hình thức canh tác của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được gắn với hình ảnh người lao động, sản xuất trên triền đá với cây trồng chủ yếu là ngô và hoa màu xen canh. Nhưng để tìm được cây trồng phù hợp với khí hậu và địa hình không phải dễ. Thời gian gần đây, cây ớt Gió đang được người dân quan tâm sản xuất, qua đó góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

31/10/2017