Hoàng Su Phì tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

08:44, 08/11/2017

BHG - Xác định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương; những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ KHKT nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng chuối tiêu hồng cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ tại xã Pố Lồ.
Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng chuối tiêu hồng cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ tại xã Pố Lồ.

Khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tập trung; việc quy hoạch vùng sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là tất yếu trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Với quan điểm và mục tiêu trên, huyện Hoàng Su Phì đã căn cứ vào tình hình thực tế, tiềm năng lợi thế để sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp; trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy hoạch vùng kinh tế, trục kinh tế, ưu tiên đầu tư phát triển làm vệ tinh cho các xã lân cận. Bằng các giải pháp như: Tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ vốn, giống mới năng suất cao; tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đảm bảo khung thời vụ gieo trồng, tích cực phòng trừ sâu bệnh, tăng cường đưa cơ giới hóa vào sản xuất, mở rộng diện tích thâm canh, phát huy vai trò của Tổ chỉ đạo sản xuất và Nhóm sở thích...

Sán Sả Hồ là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện; Bí thư Đảng ủy xã Phan Thanh Tùng, cho biết: Xác định việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế tại địa phương, xã đã và đang tập trung đẩy mạnh chỉ đạo, khuyến khích bà con nông dân tiến hành chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi. Điển hình như: Mô hình trồng ngô che phủ ni-lông; mô hình trồng rau trái vụ, ớt lai F1, trồng bí nếp, đậu xanh cao sản cho thu nhập cao. Ngoài ra, xã cũng duy trì 11 mô hình phát triển kinh tế có từ 10 con trâu, bò và trên 30 con dê và lợn... Qua đó, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12%, tổng sản lượng lương thực trên 1 nghìn tấn/năm; bình quân lương thực đạt 580 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 14 triệu đồng/người/năm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân có sự chuyển biến rõ rệt.

Đồng chí Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Những năm qua, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì huyện còn lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và các chương trình mục tiêu Quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn để khuyến khích và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đẩy mạnh sản xuất... Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đang có những hướng đi tích cực, giúp người dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng Nông thôn mới và xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Cũng theo đồng chí Minh, huyện Hoàng Su Phì vẫn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng gắn liền với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với tái cơ cấu sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững; tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT, chuyên môn hóa các khâu sản xuất nhằm phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; chủ động tìm kiếm nguồn lực, thu hút đầu tư cùng với huy động nội lực để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH.

Bài, ảnh:  TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê tập trung sản xuất vụ Đông

BHG - Những ngày này, trên các cánh đồng ở huyện Bắc Mê, bà con nông dân đang tập trung sản xuất vụ Đông. Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng khoảng 500 ha cây màu, trong đó có 100 ha ngô, 20 ha khoai lang, 20 ha khoai tây và 360 ha rau, đậu các loại.

08/11/2017
Hợp tác xã Ngọc Sơn – Chỗ dựa tin cậy của thành viên

BHG - Được thành lập tháng 8 năm 2016, Hợp tác xã (HTX) Ngọc Sơn đóng chân trên địa bàn xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp dịch vụ và chế biến, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng cây dược liệu; gồm 7 thành viên tham gia, với số vốn ban đầu là 1,1 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện Bắc Mê và của tỉnh, việc thành lập mô hình HTX kiểu mới là xu hướng tất yếu và là nền tảng quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho người dân. 

07/11/2017
Tỷ phú Jack Ma: "Tiền không phải điều quan trọng nhất khi khởi nghiệp"

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma với hơn 4.000 bạn trẻ là thanh niên, sinh viên Việt Nam tại buổi đối thoại diễn ra tại Hà Nội chiều tối nay 6-11. Chương trình do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Tập đoàn FPT, Báo điện tử VnExpress tổ chức.

07/11/2017
Xín Mần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

BHG - Theo kế hoạch, đến cuối năm 2020, huyện Xín Mần phấn đấu tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 35% giá trị sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện đang tăng mạnh, quy mô chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại...  

07/11/2017