Hà Giang - chủ động hội nhập "sân chơi" lớn

08:29, 15/11/2017

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta sẽ chủ động, tích cực nâng cao, hội nhập toàn diện với quốc tế ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục... trên tinh thần chủ động tham gia, tích cực đề xuất và đóng góp. Như vậy, chiến lược hội nhập của tỉnh sẽ hoàn toàn chuyển sang thế chủ động, tích cực gặp gỡ, trao đổi, đề xuất, phục vụ tốt mục tiêu phát triển KT-XH.

Trân trọng những dòng vốn nhỏ

Những năm qua, các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã có đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển của tỉnh; nhiều nhóm yếu thế, bị ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu... nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNN đã từng bước vươn lên trong cuộc sống. Tính từ năm 2004 đến hết 2016, trên địa bàn tỉnh có 57 tổ chức PCPNN triển khai 98 chương trình, dự án, tổng số tiền giải ngân trên 19 triệu USD ở các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, phát triển KT-XH, tài nguyên môi trường, vấn đề xã hội, văn hóa thông tin, xây dựng năng lực tổ chức và hỗ trợ tư pháp. Cuối tháng 9 vừa qua, các tổ chức PCPNN tiếp tục ký kết chương trình hợp tác, tài trợ, hỗ trợ tỉnh ta thực hiện dự án thuộc các lĩnh vực đời sống, xã hội với số tiền 6,2 triệu USD.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh cùng đại diện Tổ chức PCPNN ký thỏa thuận hợp tác.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh cùng đại diện Tổ chức PCPNN ký thỏa thuận hợp tác.

Theo các Tổ chức Plan, Caritas/ Thụy Sỹ, AAV, Vision Care/ Hàn Quốc, FFI, Tổ chức trẻ em Rồng xanh... thành công của các dự án hỗ trợ trên địa bàn Hà Giang xuất phát từ sự chủ động quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Chính vì vậy, các cơ chế giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, cởi mở, thông thoáng. Ngoài ra, tỉnh còn chủ động xây dựng, quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các dự án thu hút đầu tư, kêu gọi viện trợ đến các tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN.

Đại diện tổ chức Plan chia sẻ: Công tác quản lý, vận động, tiếp nhận viện trợ PCPNN luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, hội, đoàn thể tỉnh Hà Giang. Việc tiếp nhận, quy trình triển khai chương trình, dự án luôn được tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện theo đúng các quy định; hàng năm tỉnh đều triển khai, vận hành tốt cơ chế gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức PCPNN. Các đơn vị sử dụng, quản lý nguồn viện trợ ở địa phương luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, điều phối, sử dụng đúng mục đích. Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; quan tâm, mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN, thu hút đầu tư phát triển KT-XH, thực hiện các chương trình XĐGN, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.

Theo đánh giá của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, viện trợ do các tổ chức PCPNN triển khai trên địa bàn tỉnh đã bổ sung một nguồn lực quan trọng cho phát triển KT-XH của địa phương. Trong bối cảnh vận động, thu hút nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế ngày càng khó khăn, thì việc nhận tài trợ từ các tổ chức PCPNN rất thiết thực và hiệu quả. Nguồn tài trợ này đã tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục, nông - lâm nghiệp, phương pháp làm việc, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo nhân lực cho địa phương. Đồng thời, góp phần giải quyết vấn đề xã hội như tạo công ăn, việc làm, XĐGN, nhất là các xã nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Ngoài ra, các tổ chức PCPNN đã giúp Hà Giang thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Chủ động trên “sân chơi” lớn

Nhận rõ vai trò quan trọng của tính chủ động trong công tác đối ngoại, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030, với tinh thần đổi mới tư duy hội nhập, liên kết quốc tế theo hướng chủ động tham gia, tích cực đề xuất, đóng góp; thúc đẩy liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương bền vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương. Thực hiện chiến lược này, tỉnh ta sẽ huy động mọi nguồn lực, thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược gồm: Cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh đó, đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động hội nhập quốc tế, đặc biệt hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý cho phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thu hút đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển KT-XH.

Thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế, trong lĩnh vực kinh tế, tỉnh ta sẽ đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường, tiềm năng và cơ hội đầu tư; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; xúc tiến, vận động thường xuyên và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích viện trợ của các tổ chức PCPNN cho các tổ chức xã hội, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và hỗ trợ hạn chế thiệt hại thiên tai do biến đổi khí hậu; đẩy mạnh thu hút dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và các doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực trong giai đoạn mới; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu...

Trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt công tác đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đưa các khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen, gắn kết lợi ích giữa tỉnh với các đối tác. Trong đó, thúc đẩy hợp tác toàn diện với Trung Quốc; mở rộng quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong Khối ASEAN và Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN...

Chiến lược hội nhập quốc tế của tỉnh được triển khai, sẽ góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững, nhất là các ngành mũi nhọn, lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh. Đặc biệt, tỉnh ta đang kêu gọi, xúc tiến đầu tư với hàng loạt các danh mục dự án thu hút doanh nghiệp trong, ngoài nước đến tìm hiểu, việc chủ động thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế sẽ đưa hình ảnh Hà Giang năng động, đổi mới đến nhanh và gần hơn với nhà đầu tư.

Thiên Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước

BHG  - Ngày 20.9.2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/NĐ-CP ngày 27.11.2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. Nghị định 108 quy định: Từ 20.9.2017, trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón cấp T.Ư được giao cho Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp - PTNT; đối với địa phương, Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp - PTNT) là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và Bộ Nông nghiệp - PTNT về nhiệm vụ này.

14/11/2017
Yên Minh sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Trên 10 kế hoạch, nghị quyết, đề án... tổ chức thực hiện được ban hành đã đưa sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; chăn nuôi phát triển mạnh, chuyển từ sản xuất nông hộ, quy mô nho, lẻ sang hình thức gia trại, trang trại... Kết quả trên, đã khẳng định bước chuyển khả quan của nông nghiệp Yên Minh sau gần 2 năm thực hiện tái cơ cấu (TCC).

14/11/2017
Thôn Thanh Long chuyển trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá

BHG - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, người dân vùng núi đá thôn Thanh Long, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đã tìm hướng đi mới chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá nước ngọt, đem lại hiệu quả kinh tế khá cho các hộ dân ở đây.

14/11/2017
Đạt thỏa thuận TPP 11, đổi tên thành Hiệp định CPTPP

Đây là thông tin vừa được công bố trong cuộc họp báo về quá trình đàm phán TPP bên lề Tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra tại Đà Nẵng sáng 11/11, do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì.

11/11/2017