Hà Giang

Nghị quyết 209 thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Hoàng Su Phì

07:57, 04/10/2017

BHG - “Hàng trăm hộ chăn nuôi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô chăn nuôi từ 3 con trâu, bò trở lên; sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhận thức của người dân đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa; tổng đàn gia súc được duy trì và phát triển ổn định...”. Đó là những kết quả nổi bật sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện.

Anh Đặng Văn Điền, thôn Nậm Lỳ, xã Bản Luốc tích cực chăm sóc đàn bò của gia đình.
Anh Đặng Văn Điền, thôn Nậm Lỳ, xã Bản Luốc tích cực chăm sóc đàn bò của gia đình.

 Xác định nông nghiệp là hướng đi trọng tâm trong phát triển kinh tế, huyện Hoàng Su Phì coi Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh là “cánh cửa” để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa một cách bền vững. Theo báo cáo của huyện, tổng số hộ đăng ký vay vốn phát triển sản xuất hàng hóa theo Nghị quyết 209 trên địa bàn huyện là 875 hộ với tổng kinh phí đăng ký vay là trên 72 tỷ đồng. Trong đó, số hộ đăng ký vay vốn chăn nuôi trâu, bò là 862 hộ, để mua 2.550 con trâu và 1.014 con bò; 4 hộ đăng ký vay vốn nuôi ong; 4 hộ đăng ký xây dựng nhà máy chế biến chè, còn lại 5 hộ đăng ký trồng dược liệu với diện tích 11 ha. Trong số các hộ đăng ký vay vốn, đã thẩm định được 618 hộ tại 25 xã, thị trấn của huyện; trong đo, số hộ đủ điều kiện vay vốn là 304 hộ, đạt 49,19%. Tính đến hết tháng 7.2017, toàn huyện đã giải ngân được 278 hộ với số tiền là gần 23 tỷ đồng để mua 1.121 con trâu, bò; 140 tổ ong và trồng 8 ha dược liệu.

Đến thăm một số hộ đã được giải ngân vay vốn và mua gia súc theo cam kết ở xã Bản Luốc, anh Lý Minh Cái, thôn Bản Luốc cho biết: Nhận thấy điều kiện đất đai rộng lớn rất phù hợp để phát triển chăn nuôi, gia đình anh muốn mở rộng chăn nuôi nhưng lại khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, khi Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh được triển khai, gia đình đăng ký vay 100 triệu đồng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Qua nguồn vốn vay của ngân hàng, anh đã đầu tư xây dựng thêm chuồng trại và mua thêm 3 con trâu giống để phát triển chăn nuôi. Với 5 con trâu hiện có, ngoài tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, anh còn trồng thêm gần 1 ha cỏ để vỗ béo cho đàn trâu. Theo ước tính của anh thì mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập khoảng 40 – 50 triệu đồng từ chăn nuôi trâu sinh sản... Khác với anh Cái, anh Đặng Văn Điền, thôn Nậm Lỳ lại chọn phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Anh Điền chia sẻ: Sau khi đăng ký vay vốn, được cán bộ ngân hàng hướng dẫn, làm các thủ tục giải ngân vốn vay rất nhanh chóng. Với số tiền 100 triệu đồng, anh đã mua thêm được 3 con bò giống, nâng tổng số gia súc của gia đình lên 7 con. Mong rằng sau 3 năm tới, đàn gia súc của gia đình anh sẽ phát triển tốt, trả được vốn vay và có lãi để cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT của huyện cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, huyện đã triển khai thực hiện đến người dân và nhanh chóng nhận được người dân đón nhận. Việc tổ chức thẩm định được các ngành chức năng của huyện đi khảo sát, thẩm định các hộ đủ điều kiện tham gia vay vốn một cách chặt chẽ, công bằng, khách quan và đảm bảo nguồn vốn cho vay đúng đối tượng, mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của địa phương. Qua kiểm tra thực tế, đa số các hộ đều có nhu cầu thực tế và mong muốn phát triển tăng đàn gia súc; chuồng trại được làm chắc chắn, kiên cố và đảm bảo đủ diện tích cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc. Ngoài ra, Nghị quyết 209 còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp có ý chí vươn lên làm giàu qua tiếp cận với nguồn vốn của các chính sách. Từ nay đến hết năm 2017, trên cơ sở đơn vay của các hộ dân, huyện sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tích cực phối hợp với các cấp, các ngành của huyện tiến hành thẩm định và kịp thời giải ngân nguồn vốn vay cho người dân.

Bài, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Làm giàu từ mô hình vườn-ao-chuồng

BHG - Không ngại khó, ngại khổ, anh Vàng A Chung (sinh 1980) là người dân tộc Giáy, sống tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ (Yên Minh) đã từng bước ổn định cuộc sống gia đình từ mô hình vườn-ao-chuồng (VAC).

30/09/2017
Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể

BHG - Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy về tổ chức sản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 - 2020 ban hành ngày 2.7.2014 đã triển khai được 3 năm. Từ sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự quyết tâm của UBND tỉnh, các hình thái kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đổi mới và phát triển đáng kể, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

30/09/2017
Hội thi Phương án hay nhận ngay tài trợ cho các nhóm cùng sở thích

BHG - Sáng 29.9, tại Trung tâm văn hóa huyện Vị Xuyên, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban điều phối chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh (CPRP) tổ chức hội thi "Phương án hay nhận ngay tài trợ" cho các nhóm cùng sở thích. 

29/09/2017
Nhiều giải pháp thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu hoàn thành 12 chỉ số trong lĩnh vực lâm nghiệp như: Mức tăng trữ lượng rừng tự nhiên từ 5-7% so với năm 2015; năng suất rừng trồng đạt 60-70 m3/ha/chu kỳ 7 năm...

29/09/2017