Xã Đường Hồng khuyến khích người dân trồng rừng gắn phát triển kinh tế

08:39, 06/09/2017

BHG- Bắc Mê nằm ở phía Đông của tỉnh Hà Giang, có cấu tạo địa chất chia làm 2 loại, gồm vùng núi đất và vùng núi đá, với những loại đất chính như: Đất đỏ vàng, đất nâu trên phù sa cổ, đất dốc tụ và bồi tụ, tài nguyên đất thích hợp để cây rừng phát triển, bên cạnh đó lượng đất bỏ hoang, đất cằn chưa sử dụng đến còn nhiều.

Mô hình trồng rừng phát triển kinh tế của gia đình anh Hoàng Văn Dấu, thôn Nà Nưa.
Mô hình trồng rừng phát triển kinh tế của gia đình anh Hoàng Văn Dấu, thôn Nà Nưa.

Nhằm tận dụng nguồn tài nguyên này, trong những năm qua huyện Bắc Mê đã tích cực vận động người dân tham gia trồng rừng gắn với phát triển kinh tế. Trong đó, Đường Hồng là xã đi đầu trong việc tích cực vận động người dân tham gia vào phát triển kinh tế rừng.

Là một xã có diện tích đất chủ yếu là đất đồi, dốc, khó khăn trong việc canh tác nông nghiệp, nhằm khắc phục điều này, đồng chí Bồn Văn Quốc, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Tuy điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhưng phần lớn diện tích đất của xã là đất đồi thuận lợi để phát triển trên lĩnh vực lâm nghiệp, từ đó xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng với phương châm “không trông chờ, ỉ lại”. Xã đã phối hợp với các tổ công tác phụ trách thôn, cán bộ thôn tuyên truyền và khuyến khích người dân nhằm vận động người dân cải tạo đất nghèo, chuyển toàn bộ diện tích đất trống sang trồng rừng. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra và đôn đốc nhân dân thực hiện việc chăm sóc rừng, nghiêm cấm các hành vi đốt rừng và chặt phá rừng bừa bãi...”.

Bằng cách làm này, trong năm 2017 xã đã vận động các hộ đăng kí trồng rừng được 194 ha. Đến nay đã thực hiện được 90/50ha đạt 180% so với kế hoạch huyện giao, trồng tập trung tại thôn Khuổi Hon, thôn Nà Nưa I, thôn Nà Nưa II, thôn Tiến Minh với giống cây chủ yếu là cây Mỡ, Sa Mộc, Keo, Quế... UBND xã vận động người dân tự chủ động mua giống cây về trồng; vận động người dân thực hiện số diện tích đồi trồng đã đăng kí, quyết tâm phấn đấu nâng tỉ lệ độ che phủ rừng đạt 75%. Nhìn thấy lợi ích của việc trồng rừng, các hộ dân trên địa bàn xã đã tự chủ động mua giống, làm đất, nhiều hộ đã tập trung cùng nhau nhờ cán bộ xã đặt giống hộ. Cùng với đó là học hỏi cách trồng, cách chăm sóc sao cho ứng với các loại đất khác nhau phù hợp với từng loại cây cụ thể. Bên cạnh đó, các thôn đã đưa nội quy bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước của thôn như vận động người dân kí cam kết không chăn thả trâu, bò, dê vào vùng rừng trồng và những quy định nghiêm ngặt về việc xử lý, nộp phạt nếu hộ nào vi phạm gây hư hỏng đến diện tích cây của người dân. Từ đó đã tạo sự yên tâm và động lực cho nhiều hộ dân đăng kí chuyển đổi diện tích đất bỏ hoang sang trồng rừng.

Đến thăm mô hình trồng rừng của các hộ dân tại thôn Nà Nưa, cả khoảnh đồi 40 ha của các hộ dân trong thôn đang dần được phủ xanh bởi những chồi non đang nhú lên của cây keo, cây mỡ... mà các hộ đã chủ động mua giống về trồng cách đây 1 năm. Theo anh Hoàng Văn Dấu, hộ dân trồng cây cho biết: “Năm 2016 gia đình đầu tư hơn 2 ha đất đồi để trồng cây mỡ, sau một năm khi thấy cây phát triển tốt gia đình tiếp tục chuyển số diện tích đất còn lại để trồng cây keo. Trước khi trồng gia đình đã đi khảo sát và hỏi cán bộ xã về cách trồng và chăm sóc, cây mỡ ưa đất tơi xốp và màu mỡ cần phải chọn phần đất tốt và cây keo dễ sống hơn nên để phần đất khô cằn trồng keo... vì vậy cho đến nay, sau hơn một năm trồng, 2000 cây mỡ giờ đã phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt khoảng 98%, hiện tại các cây sinh trưởng tốt và vượt tiêu chuẩn cao trên 2 m”.

Không chỉ trồng nguyên cây lấy gỗ, các hộ dân nơi đây còn tận dụng các khoảng đất trống trồng xen kẽ các cây ngắn ngày như cây nghệ, cây lúa nương, cây sắn... để có thêm thu nhập cho gia đình.Những màu vàng, màu nâu của những khoảnh đất trơ trọi đang dần được phủ một màu xanh của những cây rừng, hứa hẹn cho người dân nơi đây một khoản thu lớn trong thời gian không xa.

Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn viên Lý Thị Minh khởi nghiệp từ mô hình phát triển kinh tế gia đình

BHG - Đầu tháng 8 này, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình đoàn viên Lý Thị Minh, sinh năm 1982, tại thôn Tân Trang, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình. Đây là một trong những mô hình thanh niên "khởi nghiệp" đầy triển vọng trên địa bàn huyện Quang Bình. 

31/08/2017
Lễ mở thầu gói thầu số 3 "Cung cấp dịch vụ phân tích kim loại nặng, vi sinh và dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho mẫu đất, mẫu sản phẩm chè búp tươi và Đánh giá, chứng nhận VietGap…"

BHG- Ngày 30.8, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản tỉnh tổ chức Lễ mở thầu gói thầu số 3 "Cung cấp dịch vụ phân tích kim loại nặng, vi sinh và dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cho mẫu đất, mẫu sản phẩm chè búp tươi và Đánh giá, chứng nhận VietGap cơ sở trồng chè búp tươi tại Hà Giang". Dự lễ mở thầu có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT và 3 nhà thầu tham gia dự thầu cùng có mặt.

31/08/2017
Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh đang phát huy hiệu quả ở Bắc Quang

BHG - Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ tín dụng vốn vay Nghị quyết 209/2015/NQ – HĐND tỉnh tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Bắc Quang là 44.619 triệu đồng cho 491 món vay phát triển kinh tế. Các lĩnh vực như chế biến, thâm canh, chăn nuôi... đã và đang phát huy hiệu quả trong sử dụng vốn.

31/08/2017
Xã Xuân Minh giảm nghèo bền vững nhờ nguồn vốn chương trình CPRP

BHG - Thời gian qua, Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn xã Xuân Minh (Quang Bình). Sau gần 3 năm thực hiện, chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về áp dụng khoa học, kỹ thuật; phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân; đồng thời, thúc đẩy KT – XH, AN – QP địa phương phát triển ổn định, bền vững.

31/08/2017