Nghị quyết 209 làm chuyển đổi tư duy sản xuất hàng hóa

07:56, 24/08/2017

BHG- Đến thời điểm này, Nghị quyết 209 đã có hiệu lực và triển khai được gần 2 năm. Tính đến 25.7, tổng số hộ đăng ký vay vốn là 13.618 hộ với nhu cầu vay 1.116.372 triệu đồng. Trong đó, đã thẩm định được 11.623 hồ sơ, số hồ sơ đủ điều kiện vay vốn là 4.306, chiếm 37% số hồ sơ đã thẩm định với nhu cầu vay vốn là 354.564 triệu đồng. Kết quả, đã giải ngân được 287.770 triệu đồng cho 3.384 hộ. Từ nguồn vốn vay các hộ đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi và dần chuyển đổi tư duy sản xuất hàng hóa.

Từ chính sách 209, đàn ong ở Yên Minh tăng lên đáng kể.Trong ảnh: Một mô hình nuôi ong mới hình thành từ vốn vay theo Nghị quyết 209.
Từ chính sách 209, đàn ong ở Yên Minh tăng lên đáng kể.Trong ảnh: Một mô hình nuôi ong mới hình thành từ vốn vay theo Nghị quyết 209.

Xín Mần, huyện phía Tây của tỉnh với muôn vàn khó khăn nhưng lại là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện phát triển chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 209. Đến 25.7, huyện Xín Mần đã giải ngân trên 24.000 triệu đồng nguồn vốn 209 cho các hộ dân, mua được gần 1.200 con trâu, bò và thụ tinh nhân tạo thành công được 262 con bò... Qua đó hình thành 1 trang trại chăn nuôi bò gần 100 con bò; phát triển được 86 hộ chăn nuôi, gia trại gia súc từ 5 – 10 con trâu, bò trở lên... Điều này đã cho thấy phát triển chăn nuôi số lượng lớn, trở thành hàng hóa ngày càng phát triển ở địa phương này. Ngoài ra, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Xín Mần, Phạm Văn Tăng cho biết: “Tư duy phát triển chăn nuôi trong nhân dân đã nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ trước đây nhiều năm chỉ nuôi 2 – 3 con trâu, bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng khi có việc quan trọng như cần mua đồ dùng cho gia đình hay việc hiếu, hỉ mà không hướng đến phát triển tăng đàn để xuất bán thành hàng hóa đem lại thu nhập thường xuyên cho gia đình. Nhưng từ khi triển khai Nghị quyết 209, các hộ đã mạnh vay vốn phát triển đàn gia súc theo hướng vỗ béo xuất bán hoặc nuôi sinh sản bán con giống”.

Bên cạnh đó, cũng từ tác động của Nghị quyết 209 vào sản xuất hàng hóa, sản lượng đàn trâu xuất chuồng và giết mổ năm 2015 của huyện đạt 143,73 tấn, năm 2016 đạt trên 150 tấn, ước năm 2017 đạt gần 200 tấn. Đàn bò xuất chuồng và giết mổ năm 2015 đạt 104,8 tấn, ước năm 2017 đạt trên 160 tấn. Tổng đàn trâu, bò của huyện đã tăng trên 4.000 con so với năm 2015, trong đó tăng 1.000 con bò, 3.000 con trâu.

Với Yên Minh, huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, ngoài chuyển biến rõ rệt nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa khi triển khai Nghị quyết 209, còn có những chuyển biến rõ rệt trong chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện đối với định hướng hoạt động sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến việc ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo đồng bộ từ cấp huyện đến xã đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân về Nghị quyết 209. Từ đó, các thôn bản sâu, xa người dân cũng nắm được các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 209. Ông Ly Lìa Chá, xã Lũng Hồ (Yên Minh) chia sẻ: “Qua các cuộc họp thôn, xóm và sinh hoạt đảng ở chi bộ, ngoài các chủ trương, đường lối chung của Đảng, Nhà nước, người dân và đảng viên trong thôn được cán bộ xã, thôn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Nghị quyêt 209. Ban đầu tôi và người dân trong thôn cũng không hiểu hình thức và mức hỗ trợ như thế nào. Nhưng qua nhiều lần được tuyên truyền, giải thích cặn kẽ tôi đã hiểu và đăng ký vay 60 triệu để mua bò phát triển chăn nuôi”.

Được biết, tính đến kỳ báo cáo 25.7, huyện Yên Minh đã giải ngân được gần 15,5 tỷ đồng vốn vay theo Nghị quyết 209. Trong đó, có 216 hộ được giải ngân trên 14 tỷ đồng mua trên 700 con trâu, bò; 18 hộ với kinh phí 800 triệu đồng mua 800 tổ ong và hỗ trợ thụ tinh nhân tạo thành công cho 256 con trâu, bò...

Sau gần 2 năm thực hiện tập trung khuyến khích phát triển 3 cây: Chè, cam, dược liệu và 3 con: Trâu, bò, ong, Nghị quyết 209 đã thực sự làm chuyển đổi tư duy, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi. Ngoài ra, với các huyện như Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình Nghị quyết 209 đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các loại cây thế mạnh như cây cam, chè; các huyện phía Tây của tỉnh đẩy mạnh phát triển dược liệu và chè hữu cơ; các huyện phía Bắc và Bắc Mê phát triển nuôi ong lấy mật... Kết quả, tính đến 25.7, có 13.618 hộ đăng ký vay vốn theo Nghị quyết 209 với nhu cầu vay 1.116.372 triệu đồng. Trong đó, đã thẩm định được 11.623 hồ sơ, số hồ sơ đủ điều kiện vay vốn là 4.306, chiếm 37% số hồ sơ đã thẩm định, nhu cầu vay vốn là 354.564 triệu đồng và giải ngân được 287.770 triệu đồng cho 3.384 hộ.

Vừa qua, Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã xem xét và thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều trong Nghị quyết 209, trong đó có bổ sung thêm một số loại cây, con vào các đối tượng áp dụng hỗ trợ phát triển sản xuất như lợn, gà địa phương... Vì vậy, với những thành công trong triển khai gần 2 năm qua, chắc chắn trong thời gian tới, Nghị quyết 209 sẽ tiếp tục tác động lớn hơn nữa vào nhận thức và tư duy chỉ đạo, thực hiện sản xuất hàng hóa của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương.

DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một số loài cá quý hiếm ở thượng nguồn sông lô, sông Gâm cần được bảo vệ

BHG- Nói đến sông Lô, sông Gâm ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của những thác ghềnh, của màu nước trong xanh biếc còn được nhắc đến với những động vật quý hiếm trên dòng sông như: Cá Rầm Xanh, Anh Vũ, Lăng chấm, Chiên, Mi... Những loài cá này nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, được mệnh danh là cá tiến vua. 

24/08/2017
Nguyên nhân và cách phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình

BHG- Ngày 18.8.2017, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đi kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình. 

24/08/2017
Sơ kết giao ước thi đua Khối các doanh nghiệp Năng lượng – Viễn thông – Bảo hiểm

BHG- Ngày 22.8, tại Công ty Điện lực Hà Giang, Khối các doanh nghiệp Năng lượng – Viễn thông – Bảo hiểm tổ chức sơ kết giao ước thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.

23/08/2017
Nhiều diện tích cam Sành tại thôn Sơn Đông, xã Hương Sơn bị bệnh chưa rõ nguyên nhân

BHG- Trong những ngày gần đây, một số hộ dân của xã Hương Sơn, huyện Quang Bình đang rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh phát triển rất nhanh trên cây cam Sành, nhất là trong 2 tháng trở lại đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh hại cây có dấu hiệu lây lan ra diện rộng. Trước mắt, để bảo vệ diện tích cam Sành chưa bị bệnh, người dân đã tiến hành khoang vùng, chặt bỏ những cây cam Sành đã bị nhiễm bệnh.

23/08/2017